Công ty của tôi có công ty mẹ ở Hàn Quốc. Nay công ty bên Hàn Quốc có cử một người lao động sang Việt Nam để hỗ trợ cho công ty con ở Việt Nam. Thời hạn cử người đó sang Việt Nam là 10 tháng. Tất cả các khoản tiền lương, thưởng phụ cấp đều do bên công ty ở Hàn Quốc chi trả. Trong trường hợp của người lao động này có phải xin giấy phép lao động hay không? Nếu phải xin giấy phép lao động thì cần những loại giấy tờ nào? Xin anh, chị tư vấn giúp.
Bài viết liên quan:
- Thủ tục đăng ký sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Thủ tục cấp lại giấy phép lao động cho lao động nước ngoài tại Việt Nam
- Xác định tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Tại Điều 171 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
“Điều 171. Giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo đó người lao động là công dân nước ngoài mà làm việc tại Việt Nam thì phải có giấy phép lao động. Tuy nhiên, tại Điều 172 quy định về các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:
“Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Do thông tin bạn cung cấp không rõ nên chúng tôi không thể xác định rõ người lao động Hàn Quốc được cử sang Việt Nam hỗ trợ công ty con ở Việt Nam thuộc vào trường hợp nào, có phải xin giấy phép lao động hay không. Vì vậy, bạn hãy đối chiếu với trường hợp người lao động của công ty bạn để đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp nếu phải xin cấp giấy phép lao động thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn về thủ tục trong bài viết sau của chúng tôi: Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có phải lập biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Xử phạt công ty khi không bố trí đúng nơi làm việc cho NLĐ
- NLĐ có được tạm ứng tiền lương ngày nghỉ phép năm 2023 không?
- Có thể xử lý kỷ luật lao động khi không có nội quy không?
- Thời gian nghỉ thai sản có được tính để trả trợ cấp mất việc làm?