Nội dung câu hỏi:
Chào tổng đài tư vấn luật lao động! Công ty tôi có kí hợp đồng thử việc 2 tháng với một người lao động. Sau thời gian 2 tháng thử việc, người lao động vẫn thực hiện công việc như bình thường và tới kì trả lương công ty tôi vẫn trả lương cho họ bình thường. Trường hợp này, công ty tôi có vi phạm pháp luật không? Trách nhiệm của công ty tôi khi có vi phạm là như thế nào?
- Đánh giá NLĐ thử việc không đạt yêu cầu có thể cho nghỉ việc ngay?
- Không thông báo kết quả thử việc bị phạt thế nào?
- Công ty muốn thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thử việc có được không?
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về Vẫn làm sau thử việc nhưng công ty không kí hợp đồng lao động. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Quy định về thời gian thử việc như thế nào?
Thời gian thử việc sẽ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau trong hợp đồng thử việc. Tuy nhiên, sự thỏa thuận của 2 bên phải phù hợp với quy định về thời gian thử việc tại Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Hết thời gian thử việc có bắt buộc phải ký HĐLĐ không?
Căn cứ tại Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hết thời gian thử việc như sau:
“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
– Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”
Như vậy, sau khi hết thời gian thử việc được thỏa thuận trên hợp đồng thử việc thì người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Nếu thử việc đạt thì hai bên giao kết hợp đồng lao động chính thức, nếu thử việc không đạt thì thực hiện chấm dứt hợp đồng thử việc.
Vẫn đi làm sau khi hết thử việc có được tính là đã ký HĐLĐ không?
Căn cứ Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”
Theo quy định trên và kết hợp với Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 nêu trên thì: hiện nay pháp luật không có quy định nào về việc sau khi hết thời gian thử việc mà công ty vẫn sử dụng người lao động, người lao động vẫn làm việc mà chưa ký hợp đồng lao động thì được mặc nhiên thành người lao động chính thức của công ty.
Tuy nhiên, tại Án lệ Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ lao động sau khi hết thời gian thử việc thì: Trường hợp kết thúc thời gian thử việc, người lao động không nhận được thông báo kết quả thử việc cũng như hai bên không ký hợp đồng lao động và không có thỏa thuận khác về việc kéo dài thời hạn thử việc nhưng người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải xác định người lao động và người sử dụng lao động đã xác lập quan hệ hợp đồng lao động.
Mặc dù án lệ trên đang dẫn chiếu Luật lao động năm 2012 nhưng đến nay đang áp dụng Luật lao động năm 2019 thì về bản chất vẫn có thể dẫn chiếu nội dung trong Án lện số 20/2018/AL.
Như vậy, nếu hết thời gian thử việc mà Công ty không thông báo về kết quả thử việc và 2 bên không có thỏa thuận nào khác, Công ty vẫn sử dụng NLĐ và NLĐ vẫn làm việc tại công tì thì phải xác định NLĐ và NSDLĐ đã xác lập quan hệ loao động.
Hết thời gian thử việc mà không ký HĐLĐ có sao không?
Theo Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019, khi kết thúc thời gian thử việc mà công ty không thông báo kết quả thử việc và thực hiện thỏa thuận ký kết HĐLĐ hoặc chấm dứt việc thử việc mà vẫn sử dụng NLĐ sẽ bị xử phạt với 02 lỗi là: Không thông báo kết quả thử việc và Không giao kết HĐLĐ khi sử dụng NLĐ, cụ thể:
Mức phạt khi không thông báo kết quả thử việc
Trường hợp người sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc cho người lao động bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.”
Như vậy, người sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc cho người lao động bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng tới 1.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức xử phạt này là mức xử phạt đối với người sử dụng là cá nhân. Công ty nơi bạn tới thử việc là người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị xử phạt số tiền từ 1.000.000 đồng tới 2.000.000 đồng.
Mức phạt khi không giao kết HĐLĐ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp nếu NSDLĐ yêu cầu và bạn vẫn đi làm việc sau khi thử việc mà không giao kết HĐLĐ thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Thời gian thử việc có được tính để nghỉ phép năm không?
- Hết hạn thử việc có phải ký hợp đồng lao động hay không?
- Hợp đồng thử việc 02 tháng có phải đóng BHXH?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề vướng mắc về: Vẫn làm sau thử việc nhưng công ty không kí hợp đồng lao động. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động ốm đau dài ngày
- Khấu trừ lương khi người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị
- Xác định số ngày nghỉ hằng năm đối với lao động chưa thành niên
- Thời giờ làm việc của người lao động giúp việc gia đình
- Có bắt buộc phải công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc không?