Các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy
Chào luật sư! Luật sư có thể cho tôi biết các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Với câu hỏi về các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có rất nhiều trường hợp người điều khiển xe máy vi phạm giao thông bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số trường hợp hay gặp. Cụ thể:
Thứ nhất: Các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy từ 1 đến 3 tháng.
+) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
+) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
+) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
+) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
+) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
+) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
-->Bị tước giấy phép lái xe máy thì có thể bỏ bằng và xin cấp lại giấy phép lái xe không?
Thứ hai, các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy từ 2- 4 tháng
+) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
+) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
+) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
+) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
+) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
+) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Ngoài ra, người điều khiển xe máy vi phạm các lỗi sau mà gây tai nạn cũng bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy từ 2- 4 tháng, bao gồm:
+) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường…
+) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
+) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
+) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
+) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
+) Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.
+) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính
+) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
+) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;
+) Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe; trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước;
+) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù); điện thoại di động; thiết bị âm thanh; trừ thiết bị trợ thính.
+) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
+) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
+) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường; làn đường quy định; hoặc điều khiển xe đi trên hè phố; trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
+) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông
-->Điều khiển xe trong trường hợp bị tước giấy phép lái xe tích hợp
Tổng đài tư vấn dịch vụ về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba: Các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy từ 3- 5 tháng
Bao gồm các trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các hành vi sau:
+) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
+) Điều khiển xe lạng lách; hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
+) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh; chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy; nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
Thứ tư: Các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy từ 16- 18 tháng
+) Điều khiển xe trên đường mà trong máu; hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Thứ tư: Các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy từ 22- 24 tháng
+) Người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
+) Người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt 0.4 miligam
Mọi thắc mắc liên quan đến các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe máy; Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Thời gian bắt đầu tính thời hạn tước giấy phép lái xe