Các trường hợp xe máy được phép chở hai người
Theo tôi biết, người điều khiển xe máy được phép chở một người nhưng có một số trường hợp được phép chở tối đa 02 người. Vậy, Công ty luật sư có thể cho tôi biết cụ thể hơn về các trường hợp xe máy được phép chở hai người không? Trường hợp không được phép chở nhưng vẫn chở theo hai người ngồi sau thì bị xử phạt thế nào? Có bị tạm giữ phương tiện không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề: Các trường hợp xe máy được phép chở hai người ; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về các trường hợp được phép chở theo 02 người ngồi sau
Căn cứ Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 để tìm hiểu cụ thể về số người được phép chở trên xe máy:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách“.
Như vậy, theo quy định trên có 03 trường hợp người điều khiển xe máy có thể chở tối đa 02 người, bao gồm:
+) Chở người bệnh đi cấp cứu;
+) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
+) Trẻ em dưới 14 tuổi.
Thứ hai, quy định về vấn đề xử phạt lỗi chở theo 02 người
Căn cứ theo quy định tại Điểm l Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”
Theo đó, nếu chở hai người trong trường hợp không cho phép thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
-->Mức phạt đối với trường hợp xe máy chở quá số người quy định
Thứ ba, quy định về việc tạm giữ phương tiện khi chở quá 02 người trên xe
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 6 Điều 125 Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.“
Theo quy định trên, hành vi điều khiển xe máy chở quá 02 người trên xe thì chỉ bị áp dụng hình phạt tiền, với mức từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền, để đảm bảo việc chấp hành quy định xử phạt thì CSGT có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì CSGT có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
-->Xe máy chở quá số người quy định có bị tạm giữ xe không?
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, quy định về vấn đề ủy quyền cho người khác nộp phạt thay
Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 về đại diện theo ủy quyền:
“1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân”.
Theo đó; cá nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, việc ủy quyền nộp phạt vi phạm về an toàn giao thông là một giao dịch dân sự bình thường; vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm an toàn giao thông.
Khi thực hiện thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông trong trường hợp ủy quyền, người được bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
+ Giấy ủy quyền nộp phạt vi phạm giao thông có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật;
+ Biên bản xử phạt vi phạm giao thông;
+ Bản sao chứng thực Giấy CMND của bạn
+ Bản chính CMND của người đó
Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt xe máy được phép chở hai người; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Xe máy chở 3 người khi đưa đi cấp cứu mà không đội mũ bảo hiểm
- Mức xử phạt đối với ô tô chở hàng quá chiều cao quy định
- Mức xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô tải không có Giấy vận chuyển hàng hóa
- Điều khiển xe máy đi trên hè phố bị xử phạt như thế nào?
- Quy định về cấp giấy phép kinh doanh vận tải và gắn phù hiệu
- Mức phạt ô tô với lỗi mở cửa xe không bảo đảm an toàn