Cảnh sát tạm giữ bằng lái nhưng không lập biên bản xử phạt có trái luật?
Vào tuần trước, sếp em là người nước ngoài có lái xe ô tô. Sau đó, bị cảnh sát giao thông bắt ngay cổng vào hầm Thủ Thiêm. Phía cảnh sát đã tạm giữ bằng lái nhưng lại không đưa biên bản xử phạt cho sếp em. Cho em hỏi là như vậy, cảnh sát giao thông có làm sai hay không? Trường hợp muốn khiếu nại thì khiếu nại đến đâu? Em xin cảm ơn.
Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc tạm giữ giấy tờ khi vi phạm giao thông
Căn cứ theo Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện tạm giữ. Và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm.
Trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản. Người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”
Như vậy, khi sếp của bạn vi phạm luật giao thông đường bộ, để đảm bảo tiến hành việc nộp phạt vi phạm, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ một trong các giấy tờ theo thứ tự sau: bằng lái xe, đăng ký xe, phương tiện tham gia giao thông.
Tuy nhiên, khi tạm giữ bằng lái xe, trong mọi trường hợp, cảnh sát giao thông phải tiến hành lập biên bản, trong đó ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của bằng lái xe khi bị tạm giữ. Nếu phía cảnh sát không đưa biên bản mà vẫn tạm giữ bằng lái là đã sai về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.
-->Những trường hợp xử phạt vi phạm giao thông không lập biên bản
Thứ hai, quy định về thủ tục lập biên bản xử phạt vi phạm
Căn cứ tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;”
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”
Như vậy, nếu sếp của bạn rơi vào trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền không quá 250.000 đồng và không thuộc trường hợp phát hiện vi phạm qua phương tiện, kỹ thuật, nghiệp vụ thì phía cảnh sát sẽ ra quyết định xử phạt thay vì lập biên bản. Nếu chưa đủ tiền nộp phạt thì cảnh sát vẫn tạm giữ bằng lái xe và ghi chú vào quyết định xử phạt. Nếu không thuộc trường hợp trên mà cảnh sát không lập biên bản xử phạt là không đúng pháp luật.
-->Tiếp tục điều khiển xe tham gia giao thông khi bị tạm giữ giấy tờ xe
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, về thủ tục khiếu nại
Căn cứ tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011 có quy định:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.“
Như vậy, sếp bạn có thể khiếu nại về trường hợp này lên chính chiến sĩ công an đã xử phạt hoặc đội trưởng đội cảnh sát giao thông hoặc trưởng phòng cảnh sát giao thông để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp.
Kết luận:
Việc cảnh sát giao thông tạm giữ bằng lái mà không lập biên bản xử phạt là trái pháp luật.
Mọi thắc mắc liên quan đến Tạm giữ bằng lái nhưng không lập biên bản xử phạt có trái luật?, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Quyền khiếu nại khi biên bản vi phạm giao thông không đúng
- Điều khiển xe máy chở hàng cồng kềnh có bị tước bằng lái không?
- Mua xe ô tô cũ còn bảo hiểm thì có được tiếp tục sử dụng
- Những trường hợp phải đăng ký xe kèm biển số tạm thời
- Đổi giấy phép lái xe cho người có giấy phép lái xe hạng E sau 55 tuổi
- Khi nào CSGT được phép dừng phương tiện đang lưu thông trên đường?