19006172

Có bị tạm giữ xe do không xuất trình được bằng lái?

Có bị tạm giữ xe do không xuất trình được bằng lái?

Em có giấy phép lái xe nhưng lúc đi thì em quên không mang theo chứ không phải là không có. Vậy cho em hỏi là có bị tạm giữ xe do không xuất trình được bằng lái hay không? Đến lúc lấy lại xe thì chủ xe hay là người vi phạm sẽ đi nhận lại thế ạ? Nếu lâu không đến giải quyết thì phương tiện sẽ bị tịch thu luôn có đúng không ạ? Em cám ơn nhiều ạ!



Giữ xe do không xuất trình được bằng lái

Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, có bị tạm giữ xe do không xuất trình được bằng lái?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:

a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;…”

Theo đó, dù là bạn có bằng lái xe nhưng không mang theo hay là không là không có bằng bằng lái xe thì chỉ cần tại thời điểm kiểm tra bạn không xuất trình được bằng lái xe, bạn cũng đều bị tạm giữ phương tiện.

Thứ hai, về vấn đề lấy lại phương tiện bị tạm giữ

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định:

“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ

a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật…”

Theo đó, người đến nhận lại phương tiện phải là người vi phạm có phương tiện bị thu giữ. Nếu ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì sẽ phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, về vấn đề tịch thu phương tiện

Điều 17 Nghị định 115/2013/NĐ-CP về xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ:

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không cólý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Do vậy, trường hợp bạn trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông thì  bạn chỉ bị tịch thu phương tiện nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

–> Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý như thế nào?

luatannam