Nội dung câu hỏi:
Khi tham gia giao thông gặp biển cấm xe tải viền đỏ bên trong có ghi 3,5 tấn. Vậy thì xe tổng trọng lượng của xe và hàng là 5,9 tấn có đi vào khu vực đó được không ạ? Trường hợp không được đi vào thì bị xử phạt như thế nào? Trường hợp en là lái xe của công ty
Về vấn đề Điều khiển xe tải vào đường có biển cấm xe tải 3,5 tấn của bạn; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Quy định về biển cấm xe tải 3.5 tấn
Căn cứ Điều 28 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ:
“1. Người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền“.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ quy định:
B.15 Biển số P.115 “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe”
Để báo đường cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.115 “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe”.
Theo quy định trên thì người điều khiển phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. Và như thông tin bạn mô tả, bạn đi vào đường có biển báo viền màu đỏ, nền trắng, trị số bên trong ghi 3.5 tấn thì đây là biển cấm P.115 về “Hạn chế trọng tải toàn bộ của xe” đi trên đoạn đường cắm biển.
Với thông tin bạn đưa ra, bạn tham gia giao thông và gặp biển báo cấm xe tải viền đỏ có ghi 3,5 tấn thì biển báo này có ý nghĩa báo cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe và khối lượng hàng chuyên chở) vượt quá trị số biển đi qua.
Khi đó, xe bạn có tổng trọng lượng cả xe và hàng là 4.9 tấn mà đi qua khu vực đặt biển có trị số 3.5 tấn thì bạn đã vi phạm lỗi quá tải trọng đường.
Cách tính % quá tải trọng đường đối với trường hợp của bạn
Theo thông tin bạn cung cấp thì đường quy định tải trọng tối đa là 3.5 tấn. Xe có tổng trọng lượng là 5.9 tấn, vượt quá tải trọng đường là 2.4 tấn. Do đó, % quá tải trọng cho phép của đường đối với trường hợp của bạn được tính như sau: % quá tải đường = (2.4 tấn vượt quá : 3.5 tấn cho phép lưu thông) x 100% = 68%
Về mức xử phạt người điều khiển khi vượt quá tải trọng của đường
Đối với lỗi xe đi vào đường hạn chế tải trọng toàn bộ của xe – Biển báo P.115 (quá tải cầu đường) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
Tỷ lệ quá tải |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Mức 1: trên 10% đến 20% | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. ( Khoản 2 Điều 33) | – |
Mức 2: trên 20% đến 50% | Phạt tiền từ 13 triệu đồng đến 15 triệu đồng. (Điểm a Khoản 4 Điều 33) | Tước giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng. (điểm a Khoản 6 Điều 33 Nghị định 110/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Khoản 18 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Mức 3: trên 50% | Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. (Điểm a Khoản 5 Điều 33) | Tước giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng. (điểm c Khoản 6 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
Như vậy, với mức quá tải đường là 68% thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3- 5 tháng.
Dịch vụ tư vấn về Giao thông đường bộ: 19006172
Về mức phạt chủ phương tiện khi vượt quá tải trọng của đường
Đối với lỗi quá tải cầu đường thì ngoài việc xử phạt đối với người điều khiển thì chủ phương tiện giao xe cho người vi phạm cũng sẽ bị xử phạt theo Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Tỷ lệ quá tải |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Mức 1: trên 10% đến 20% | – Cá nhân: 6 triệu – 8 triệu– Tổ chức: 12 triệu – 16 triệu
(điểm d Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
– Bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng; (điểm i KHoản 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)– Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm d Khoản 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/MĐ-CP)
– Bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) (điểm l Khoản 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) – Nếu gây hư hại cầu đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra |
Mức 2: trên 20% đến 50% | – Cá nhân: 28 triệu – 32 triệu– Tổ chức: 56 triệu – 64 triệu
(điểm đ Khoản 13 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
– Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm d Khoản 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/MĐ-CP)– Bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) (điểm l Khoản 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Nếu gây hư hại cầu đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra |
Mức 3: trên 50% | – Cá nhân: 70 triệu – 75 triệu– Tổ chức: 140 triệu – 150 triệu
(Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
– Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới) từ 03 tháng đến 05 tháng; (điểm e Khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)– Bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) (điểm l Khoản 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Nếu gây hư hại cầu đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra |
Như vậy, với lối quá tải đường 68% thì chủ phương tiện sẽ bị phạt như sau:
– Cá nhân: 70 triệu – 75 triệu
– Tổ chức: 140 triệu – 150 triệu
– Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới) từ 03 tháng đến 05 tháng; (điểm e Khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có) (điểm l Khoản 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Nếu gây hư hại cầu đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề điều khiển xe tải vào đường có biển cấm xe tải 3,5 tấn, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
–>Đi xe vào đường cấm có bị tước giấy phép lái xe không?