Điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng FC
Tôi đang có bằng lái xe hạng C nhưng muốn nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng FC thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ nâng hạng bao gồm các giấy tờ gì? Khi nâng hạng lên hạng FC thì tôi có cần phải học lý thuyết và thực hành không?
- Thủ tục đổi Giấy phép lái xe khi bị mờ con dấu năm 2020
- Có bằng lái xe hạng FC được điều khiển xe bao nhiêu chỗ
Luật sư vấn trực tuyến về giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật Về vấn đề Có thể đổi giấy phép lái xe khi bị bung tróc bên trong hay không? Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, điều kiện nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng FC:
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm d Khoản 1 và Khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Ngoài ra, căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
Như vậy, để nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên D thì bạn phải đáp ứng các điều kiện:
– Người từ đủ 24 tuổi trở lên;
– Có sức khỏe, học vấn phù hợp;
– Có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên;
– Có 500.000 km lái xe an toàn trở lên;
– Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.
Thứ hai, quy định về vấn đề nâng hạng giấy phép lái xe
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tạiPhụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
c) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch);
d) Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch).
Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.”
Như vậy, hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT bao gồm:
+ Đơn đề nghị học; sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn;
+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
+ Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;
+ Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch)
+ Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;
+ Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.
Thứ ba, thời gian học lý thuyết và thực hành giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng FC:
Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Thời gian đào tạo
i) Hạng C, D, E lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).”
Như vậy, theo quy định trên, bạn cần phải đáp ứng 272 giờ bao gồm cả giờ lý thuyết và giờ thực hành thì bạn mới có thể nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng FC.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
=> Điều kiện để nâng hạng bằng lái xe từ hạng C lên hạng FC
- Không có giấy phép lái xe và chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ
- Có được gộp chung bằng lái ô tô và xe máy làm một không?
- Dừng xe ô tô ở nơi có biển báo cấm đỗ xe bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xử phạt lỗi dừng xe ô tô nơi đường cong và giấy đăng ký xe hết hạn
- Xử phạt xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông