Ép con kết hôn để được nhận sự hỗ trợ về vật chất
Xin cho tôi tư vấn về ép con kết hôn để được nhận sự hỗ trợ về vật chất. Do hoàn cảnh gia đình nhà chị T khó khăn nên cha mẹ đã ép chị T phải cưới anh M. Chị T không yêu thương anh M nhưng vì cha mẹ ép buộc nên phải đăng ký kết hôn với anh M để nhận được sự hỗ trợ về vật chất. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, hai bên vợ chồng không có tình cảm với nhau, không có hạnh phúc, hôn nhân có khả năng đổ vỡ. Xin hỏi: trong trường hợp này, chị T có thể yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hay không?
Bài viết liên quan:
- Có được rút đơn đồng thuận ly hôn khi hòa giải không thành?
- Không đủ giấy tờ có được ly hôn không?
- Nhận con riêng của vợ làm con nuôi
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định việc kết hôn phải dựa trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ và nghiên cấm các hành vi cản trở, cưỡng ép kết hôn. Cưỡng ép kết hôn là hành vi bị cấm theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp của chị T, việc kết hôn không xuất phát từ tình yêu của 2 phía cũng như không có sự tự nguyện của chị T mà chị T bị ép buộc lấy anh M để được hỗ trợ về vật chất.
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. Do vậy việc kết hôn giữa chị T và anh M được coi là quan hệ kết hôn trái pháp luật vì vi phạm điều kiện kết hôn được quy định tại Điểm b và d Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người bị cưỡng ép kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu những cá nhân, cơ quan sau yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật:
– Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
-Hội liên hiệp phụ nữ.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Đối với trường hợp của chị T, chị có thể tự mình yêu cầu Tóa án hủy kết hôn trái pháp luật, hoặc yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tóa án hủy việc kết hôn trái pháp luật cho mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cụ thể hơn bài viết sau:
Có được kết hôn trong phạm vi ba đời không?
Có được kết hôn khi có quan hệ họ hàng
Mọi vấn đề vướng mắc về ép con kết hôn, bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mẹ nuôi hơn con nuôi 17 tuổi thì có được nhận nuôi con nuôi không?
- Giành quyền nuôi con sau khi đã nhường quyền nuôi con cho vợ
- Chồng có phải liên đới chịu trách nhiệm với khoản tiền vợ vay không?
- Quy định về nộp lại đơn yêu cầu ly hôn sau khi đã hòa giải
- Xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung vợ chồng