Hồ sơ dự sát hạch lái xe hạng C lần đầu
Chào Tổng đài tư vấn! Tôi muốn nộp hồ sơ dự sát hạch lái xe lấy bằng lái hạng C. Nhưng lần đầu nên tôi không biết hồ sơ thủ tục phải làm thế nào ạ? Thời hạn của bằng và thời gian học quy định thế nào? Nếu có bằng lái xe hạng C thì được điều khiển những loại xe nào? Mong Tổng đài giải đáp giúp tôi!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi về hồ sơ dự sát hạch lái xe hạng C lần đầu; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về hồ sơ dự thi sát hạch giấy phép lái xe hạng C
Căn cứ Điều 19 Thông tư 12/2017/TT- BGTVT quy định như sau:
“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch“.
Căn cứ quy định nêu trên, bạn dự sát hạch lái xe lần đầu thì hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT- BGTVT;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của bạn;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo lái xe hạng C;
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của bạn.
Cơ sở đào tạo lái xe cho bạn sẽ lập 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên và gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Thứ hai, các loại xe mà bằng lái xe hạng C có thể chạy được:
Căn cứ Khoản 6; Khoản 7 và Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT- BGTVT quy định như sau:
“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2″.
Theo đó, người có giấy phép lái xe hạng C thì được điều khiển các loại xe bao gồm:
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
-->Giấy phép lái xe hạng C được điều khiển xe 16 chỗ không?
Thứ ba, về thời hạn của giấy phép lái xe hạng C
Căn cứ Khoản 4 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp”.
Theo đó, thời hạn của giấy phép lái xe hạng C là 05 năm kể từ ngày cấp mà không phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp giấy phép.
-->Thời gian học bằng lái xe hạng C theo quy định hiện hành
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, thời gian học giấy phép lái xe hạng C
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì:
“Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1:
– Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
– Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).”
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; bạn muốn thi bằng lái hạng C thì cần qua thời gian đào tạo 920 giờ, trong đó bao gồm 168 giờ lý thuyết và 752 giờ thực hành.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vướng mắc về hồ sơ thi bằng lái xe hạng C; bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172để được tư vấn trực tiếp.
-->Bằng lái xe hạng C có thể nâng lên những hạng gì ?
- Trình tự và thủ tục hành chính khi CSGT giải quyết vụ tai nạn giao thông
- Thủ tục xin cấp lại đồng thời đăng ký xe và biển số xe khi bị mất
- Xe tải trên 5 tấn có được chở hàng hóa vượt quá chiều cao của thùng xe không?
- Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng dịch vụ công quốc gia
- Năm 2023 có được điều khiển xe trong trường hợp bị tước GPLX tích hợp