Tôi muốn biết quan hệ trong phạm vi ba đời là như thế nào? Vì trường hợp của tôi như sau: Tôi và bạn gái yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cản vì chúng tôi có quan hệ họ hàng, cụ tôi và cụ cô ấy là hai chị em gái. Tôi muốn hỏi theo quy định pháp luật thì tôi với bạn gái tôi có kết hôn được không?
- Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời
- Có được kết hôn trong phạm vi ba đời không?
- Chưa đủ tuổi kết hôn thì có bị từ chối đăng ký kết hôn không?
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Theo đó, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là hành vi bị pháp luật hôn nhân gia đình nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, đảm bảo cho con sinh con ra khỏe mạnh bình thường. Bởi về mặt sinh học, việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng đến con cái sau này, dễ bị dị dạng, khuyết tật vì những yếu tố như gen di truyền, dòng máu…
Căn cứ quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm:
+) Đời thứ nhất: cha, mẹ
+) Đời thứ hai: anh,chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
+) Đời thứ ba: anh,chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.
Theo thông tin bạn cung cấp thì cụ của bạn và cụ của người yêu của bạn là hai chị em ruột (là đời thứ 2) nên tính đến đời của bạn và người yêu sẽ được xác định là đời thứ 5. Do đó, bạn và người yêu vẫn có thể kết hôn với nhau và được coi là đúng pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Có phải nộp lệ phí đăng ký kết hôn không?
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chứng minh tài sản riêng hình thành trong thời kỳ hôn nhân
- Thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Một người có hai hộ khẩu có vi phạm quy định pháp luật không?
- Thủ tục cấp sổ hộ khẩu đối với trường hợp có chỗ ở hợp pháp
- Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp số 2 thay phiếu lý lịch tư pháp số 1 được không?