19006172

Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi khi nhận nuôi từ năm 2015

Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi khi nhận nuôi từ năm 2015

Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi khi nhận nuôi từ năm 2015. Vợ chồng tôi đã nhận một trẻ em bị bỏ rơi trước nhà làm con nuôi từ năm 2015 những đến nay chưa làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi. Bây giờ vợ chồng tôi phải làm thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi cho cháu, để làm các giấy tờ cho cháu đi học?



Nhận nuôi từ năm 2015Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về: Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi khi nhận nuôi từ năm 2015; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định của Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì việc nuôi con nuôi chỉ được pháp luật bảo vệ khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó năm 2015, vợ chồng bạn nhận nuôi con nuôi nhưng đến nay chưa tiến hành đăng ký thì nhận nuôi này không được pháp luật Việt Nam công nhận.

Nếu vợ chồng muốn được coi là cha mẹ nuôi hợp pháp của con nuôi mình thì vợ chồng bạn phải tiến hành đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Căn cứ quy định tại Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thì thủ tục để nhận nuôi con nuôi được tiến hành như sau:

+ Bước 1: Vợ chồng bạn chuyển bị hồ sơ đề nghị nhận nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành.

Và theo Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010 được hướng dẫn tại bởi Khoản 1 Điều 5 và Điều 7 Nghị định 19/2011/NĐ-CP thì hồ sơ cần các giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế của vợ chồng bạn;
  • Phiếu lý lịch tư pháp được cấp trong thời gian chưa quá 6 tháng;
  •  Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hay nơi người nhận con nuôi thường trú. Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ hay chưa.

+ Bước 3: Tổ chức đăng ký việc nuôi con nuôi tại trụ sở UBND xã (cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt).

+ Bước 4: Trao nhận Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Về thời hạn giải quyết hồ sơ nhận nuôi con nuôi: theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật nhận nuôi con nuôi 2010, thời hạn giải quyết hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Nhận nuôi từ năm 2015

Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì điều kiện của người nhận nuôi con nuôi như sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi khi nhận nuôi từ năm 2015.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:

Đăng ký khai sinh cho con khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn

Đòi tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?

Mọi vấn đề vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam