Hỏng một mắt có được thi bằng lái xe
Xin chào luật sư tư vấn. Tôi muốn hỏi về vấn đề hỏng một mắt có được thi bằng lái xe. Tôi bị hỏng mắt phải hỏi có được học và cấp bằng lái xe mô tô hai bánh dưới 175 cm3 không? Hiện tại mắt trái còn rất tốt, vẫn được 9/10. Nếu tôi được thi bằng thì tôi cần chuẩn bị các giấy tờ gì? Có phải học và thi gì không? Xin luật sư Tư vấn giúp đỡ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về hỏng một mắt có được thi bằng lái xe, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất: Về điều kiện thi bằng lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích dưới 175cm3
Căn cứ vào mục III phụ lục 1 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn người lái xe hạng A1 như sau:
“Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng
– Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
– Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).”
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bị hỏng mắt phải; mắt trái của bạn vẫn tốt, thị lực đạt 9/10. Do đó, theo quy định thì bạn vẫn được phép thi bằng lái xe để điều khiển xe mô tô có dung tích dưới 175 cm3.
-->Điều kiện sức khỏe để thi Giấy phép lái xe hạng A1
Thứ hai, về hồ sơ thi bằng lái xe
Để điều khiển xe mô tô có dung tích dưới 175cm3 thì loại bằng lái xe bạn cần thi là bằng lái xe hạng A1. Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ;để thi bằng lái xe hạng A1; bạn phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
+) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định
+) Chứng chỉ sơ cấp; hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
Nơi nộp hồ sơ:
Nộp trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Thứ ba, quy định về số giờ lý thuyết và thực hành phải học để được cấp bằng A1
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 12 Thông tư 12/2017/TT- BGTVT quy định:
“Điều 12. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);
3. Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
SỐ TT |
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC |
ĐƠN VỊ TÍNH |
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE |
|||
Hạng A1 |
Hạng A2 |
Hạng A3, A4 |
||||
1 |
Pháp luật giao thông đường bộ |
giờ |
8 |
16 |
28 |
|
2 |
Cấu tạo và sửa chữa thông thường |
giờ |
– |
– |
4 |
|
3 |
Nghiệp vụ vận tải |
giờ |
– |
– |
4 |
|
4 |
Kỹ thuật lái xe |
giờ |
2 |
4 |
4 |
|
5 |
Thực hành lái xe |
giờ |
2 |
12 |
40 |
|
Số giờ học thực hành lái xe/học viên |
giờ |
2 |
12 |
8 |
||
Số km thực hành lái xe/học viên |
km |
– |
– |
60 |
||
Số học viên/1 xe tập lái |
học viên |
– |
– |
5 |
||
6 |
Số giờ/học viên/khóa đào tạo |
giờ |
12 |
32 |
48 |
|
7 |
Tổng số giờ một khóa đào tạo |
giờ |
12 |
32 |
80 |
|
THỜI GIAN ĐÀO TẠO |
||||||
1 |
Số ngày thực học |
ngày |
2 |
4 |
10 |
|
2 |
Số ngày nghỉ lễ, khai bế giảng |
ngày |
– |
– |
1 |
|
3 |
Cộng số ngày/khóa học |
ngày |
2 |
4 |
11 |
Như vậy, theo quy định này thì thời gian đào tạo cho người học đã có hồ sơ thi giấy phép lái xe Hạng A1 là 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02). Trong đó, người có nhu cầu học lái xe sẽ phải học pháp luật giao thông đường bộ 08 giờ, kỹ thuật lái xe 02 giờ và thực hành lái xe là 02 giờ tổng cộng sẽ học trong 02 ngày.
-->Thời gian học bằng lái xe máy theo quy định của pháp luật
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về nội dung sát hạch giấy phép lái xe hạng A1
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 21. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
3. Nội dung sát hạch cấp giấy phép lái xe
a) Sát hạch lý thuyết: gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe, ngoài ra còn có nội dung liên quan đến cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải (đối với giấy phép lái xe hạng A3, A4); cấu tạo và sửa chữa thông thường, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô hạng B1); cấu tạo và sửa chữa thông thường, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe (đối với giấy phép lái xe ô tô từ hạng B2 trở lên).
Người dự sát hạch lái xe hạng A1 có giấy phép lái xe ô tô do ngành Giao thông vận tải cấp được miễn sát hạch lý thuyết.
b) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2
Người dự sát hạch phải điều khiển xe mô tô qua 04 bài sát hạch: đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.”
Như vậy, theo quy định này thì khi dự thi sát hạch Giấy phép lái xe hạng A1 thì bạn phải thực hiện nội dung sát hạch lý thuyết gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe và sát hạch thực hành bao gồm đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vật cản, qua đường gồ ghề.
Nếu còn vướng mắc về vấn đề hỏng một mắt có được thi bằng lái xe; bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Điều kiện về chiều cao để thi lấy Giấy phép lái xe máy?
- Có thể xin không tước giấy phép lái xe khi vi phạm giao thông?
- Quy định về màu sắc của phù hiệu cấp cho xe chạy cự ly trên 300km
- Quy định về thủ tục cấp mới phù hiệu cho xe tải năm 2023
- Hộp đen có được cấp đồng thời khi làm phù hiệu không?
- Mất đăng ký xe ô tô có được cấp lại không và cần giấy tờ gì?