Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy bị xử phạt thế nào?
Cho tôi hỏi tôi đang đi chở khách thì bị công an xử phạt lỗi không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy. Cho tôi hỏi có lỗi này không? Nếu có thì mức phạt thế nào ạ? Tôi có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không? Và tại sao công an lại có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của tôi? Trường hợp tôi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì có được điều khiển xe không? Nếu tôi nộp phạt chậm thì có bị phạt thêm gì không?Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất: Xử phạt lỗi không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách; ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;
Như vậy, theo quy định trên khi điều khiển ô tô chở hành khách mà không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy thì sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Bạn chỉ bị phạt tiền chứ không có hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
-->Lỗi không đóng cửa xe khi xe đang chạy của ô tô khách bị xử phạt ra sao?
Thứ hai: Về quyền tạm giữ giấy phép lái xe của cảnh sát giao thông.
Căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”
Như vậy, khi bạn vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.
-->Nộp phạt để nhận lại Giấy phép lái xe bị tạm giữ
Thứ ba, điều khiển xe trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”
Như vậy, trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi bị cảnh sát kiểm tra, bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt giao thông. Biên bản này có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị tạm giữ. Chỉ khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe máy.
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, về mức tiền phải nộp khi chậm nộp phạt giao thông
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 153/2014/TT-BTC:
“Điều 5. Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.”
Theo như quy định trên trường hợp bạn chậm nộp phạt vi phạm giao thông mỗi ngày chậm nộp phạt thì bạn sẽ phải nộp thêm 0,05% số tiền chưa nộp.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-->Bị thu giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông hay không?
- Chạy xe ô tô vào làn khẩn cấp đường cao tốc có bị tước bằng lái?
- Quy định về thủ tục và mức phí đổi lại biển số xe ô tô bị vỡ
- Mức phạt ô tô quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường
- Xử phạt lỗi người điều khiển xe ô tô tải khi chưa đủ điều kiện
- Chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành bị phạt thế nào?