Mất biển số xe phía trước của ô tô có bị phạt?
Xin chào Tổng đài Tư vấn. Xe mình bị rơi mất biển số xe phía trước của ô tô con thì mình lưu thông có vấn đề gì không? Nếu bị xử phạt thì phạt bao nhiêu tiền? Có bị tạm giữ xe và Giấy phép lái xe không? Mong tổng đài tư vấn giải đáp cho mình. Mình cảm ơn nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về vấn đề mất biển số xe phía trước của ô tô có bị phạt; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về gắn biển số xe ô tô
Căn cứ khoản 3 Điều 31 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 31. Quy định về biển số xe
3. Biển số xe ô tô có 2 biển, kích thước như sau: Loại biển số dài có chiều cao 110 mm, chiều dài 470 mm; loại biển số ngắn có chiều cao 200 mm, chiều dài 280 mm. 1 biển gắn phía trước và 1 biển gắn phía sau xe phù hợp với vị trí nơi thiết kế lắp biển số của xe. Trường hợp thiết kế của xe không lắp được 1 biển ngắn và 1 biển dài thì được đổi sang 2 biển số dài hoặc 2 biển số ngắn, kinh phí phát sinh do chủ xe chịu trách nhiệm.”
Như vậy
Theo các quy định trên thì chủ xe có trách nhiệm phải đưa xe đến cơ quan đăng ký để cấp biển số xe theo quy định. Mà xe ô tô phải được lắp đủ 2 biển số xe; bao gồm loại biển số dài và biển số ngắn. Tuỳ thuộc vào thiết kế của xe mà chủ xe lắp biển số cho phù hợp.
Với trường hợp của bạn, xe ô tô của bạn bị mất biển số phía trước. Như vậy, xe của bạn đã không tuân thủ quy định về biển số xe mà pháp luật quy định. Trong trường hợp này, bạn phải làm thủ tục để cấp lại biển số xe bị mất. Nếu bạn không cấp lại biển số xe mà điều khiển xe tham gia giao thông; bạn sẽ bị xử phạt với lỗi điều khiển xe không gắn đủ biển số.
Thứ hai, mức phạt về lỗi điều khiển xe không gắn đủ biển số.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;“
Nếu bạn điều khiển xe không gắn đủ biển số tham gia giao thông; bạn sẽ bị xử phạt như sau:
+) Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
+) Biện pháp khắc phục hậu quả: phải lắp đầy đủ biển số xe theo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật.
-->Thủ tục cấp lại biển số xe ô tô như thế nào?
Thứ ba, về vấn đề tạm giữ phương tiện khi không gắn đủ biển số
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;
g) Khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;
l) Điểm b khoản 6 Điều 33.”
Đối chiếu với các trường hợp bị tạm giữ phương tiện được quy định tại Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì với lỗi điều khiển xe không có đủ biển số quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 16 của bạn sẽ không bị tạm giữ phương tiện.
-->Trong thời gian bị tạm giữ bằng lái có được phép điều khiển xe không?
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, quy định về vấn đề tạm giữ Giấy phép lái xe
Căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”
Như vậy, khi bạn vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ giấy phép lái xe của bạn để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Sau khi bạn đã nộp tiền phạt, bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe.
Nếu còn vướng mắc về mất biển số xe phía trước của ô tô có bị phạt; Bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
-->Đi xe không có biển số thì mức phạt như thế nào?