Mức phạt đối với người say rượu gây tai nạn giao thông
Xin chào tổng đài cho tôi hỏi mức phạt đối với người say rượu gây tai nạn giao thông. Khi xe bus đỗ vào điểm dừng có đèn xi nhan đầy đủ để khách xuống thì xe máy đâm vào đuôi xe buýt gây tai nạn mà người điều khiển xe máy say rượu thì lỗi tại ai? Trường hợp này xe bus có phải bồi thường không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về mức phạt đối với người say rượu gây tai nạn giao thông; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.”
Như vậy đối chiếu với trường hợp của bạn thì; khi xe bus đỗ vào điểm dừng có đèn xi nhan đầy đủ để khách xuống thì xe máy đâm vào đuôi xe buýt mà người điều khiển xe máy do say rượu thì trong trường hợp này là lỗi của người điều khiển xe máy. Cụ thể người điều khiển đã vi phạm lỗi điều khiển xe máy có nồng độ cồn và có thể bị phạt thêm lỗi không chú ý quan sát để xảy ra tai nạn giao thông.
-->Bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây ra
Thứ hai, về mức phạt điều khiển xe máy có nồng độ cồn:
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 và khoản 8 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.”
Bên cạnh đó, căn cứ điểm b và điểm d khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
“12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.”
Như vậy đối với trường hợp xe bus đỗ vào điểm dừng có đèn xi nhan đầy đủ thì xe máy đâm vào đuôi xe buýt gây tai nạn mà người điều khiển xe máy say rượu thì do thông tin bạn cung cấp không cụ thể về nồng độ cồn của người điều khiển xe máy là bao nhiêu nên tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
– Nếu người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
– Nếu người điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì có mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.
-->Trách nhiệm hình sự khi xảy ra tai nạn giao thông làm chết người
Thứ ba, với lỗi không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông
Căn cứ theo b điểm 7 khoản và điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
“7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng”.
Theo đó, điều khiển xe máy không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước bằng lái từ 02 tháng đến 04 tháng.
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, quy định về vấn đề bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại:
“Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại dựa vào yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Do đó, trường hợp người đi xe máy bị thiệt hại nhưng lỗi gây ra tai nạn hoàn toàn do người điều khiển xe máy gây ra thì người điều khiển xe bus không phải bồi thường.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về mức phạt đối với người say rượu gây tai nạn giao thông bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
-->Có phải bồi thường cho người bị thiệt hại trong tai nạn giao thông
- Xử phạt đối với người 14 tuổi điều khiển xe máy và không đội mũ bảo hiểm
- Vi phạm hai lỗi giao thông cùng lúc có bị tạm giữ phương tiện không?
- Thời hạn bị tước Giấy phép lái xe được tính bắt đầu từ thời điểm nào?
- Công ty có xe biển Hà Nội có được đăng ký phù hiệu nơi trụ sở chính ở Hà Nam?
- Đổi màu sơn ô tô có phải đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe?