19006172

Mức phạt khi không có giấy tập huấn nghiệp vụ vận tải hành khách 

Nội dung câu hỏi:

Trường hợp nào sẽ phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải hành khách theo quy định hiện nay? Trường hợp không có giấy tập huấn nghiệp vụ vận tải thì bị phạt như thế nào? Xin cảm ơn tổng đài đã hỗ trợ.



không có giấy tập huấn nghiệp vụ vận tải

Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Loại xe nào phải có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải?

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

“Điều 34. Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

3. Đơn vị kinh doanh vận tải

a) Ký hợp đồng lao động, đóng các loại bảo hiểm, tổ chức khám sức khỏe định kỳ và thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động (bao gồm cả lái xe, nhân viên phục trên xe) theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Phải đảm bảo các quyền lại của hành khách theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định;

d) Trong trường hợp có từ 02 đơn vị kinh doanh vận tải trở lên hợp tác để cùng kinh doanh vận tải phải có hợp đồng hợp tác, trong nội dung hợp đồng phải thể hiện: Đơn vị nào chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa, quyết định giá cước vận tải và các nội dung theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.”

Theo quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định. Mà tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP định nghĩa: “Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”

Như vậy, cứ là đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (không kể xe tải, xe khách, xe bus hay xe contenner… cứ có biển số vàng) là phải cấp chứng chỉ nghiệp vụ kinh doanh vận tải cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Do đó, cứ là xe kinh doanh vận tải (biển số vàng) là phải tập huấn nghiệp vụ vận tải cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe.

Cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải ở đâu?

Căn cứ điểm d Khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về việc Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe như sau:

“Điều 16: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

5. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:

d) Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.”

Theo quy định trên, đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe. Sau khi hoàn thành lớp huấn luyện thì đơn vị kinh doanh vận tải có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.

Vậy, đơn vị kinh doanh vận tải sẽ cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải cho lái xe và phụ xe. Do đó, bạn liên hệ với đơn vị kinh doanh vận tải nơi bạn đang làm việc để được hỗ trợ.

Thời điểm cấp Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải

– Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;

– Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.

Đối tượng phải có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải

Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BHGTV quy định về Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe thì đối tượng phải có chứng chỉ nghiệp vụ vận tải là: – Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.

Điều kiện để đơn vị kinh doanh vận tải tổ chức nghiệp vụ tập huấn nghiệp vụ vận tải

Căn cứ tại  Khoản 5 Điều 16 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:

– Đảm bảo đúng các nội dung theo quy định về đối tượng tập huấn, nội dung tập huấn và thời điểm tập huấn.

– Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;

– Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;

– Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.

Mức phạt khi không có Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 4, Điểm a Khoản 10 và Điểm d Khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);

10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g , điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;

11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải thì phía công ty của bạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, xe của công ty bạn còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải tập huấn nghiệp vụ theo quy định.

Không có chứng chỉ nghiệp vụ vận tải có bị tước phù hiệu không

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g , điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;

11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;”

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp sử dụng lái xe không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo điểm g Khoản 4 Điều 28 Nghị định 100/2021/NĐ-CP. Ngoài hình thức phạt tiền ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe.

Các câu hỏi thường gặp:

Câu 1: Chứng chỉ nghiệp vụ vận tải hết hạn thì cấp ở đâu?

Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Điều 16 Nghị định 12/2020/NĐ-CP thì khi chứng chỉ nghiệp vụ vận tải đã hết hạn nên bạn liên hệ với đơn vị hiện tại bạn đang làm việc để được tham gia lớp tập huấn và cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải mới đúng quy định của pháp luật.

Câu 2: Hộ kinh doanh cá thể có phải cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP định nghĩa: “Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.”. Vậy, hộ kinh doanh cũng là đơn vị kinh doanh vận tại nên theo Điều 34 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì hộ kinh doanh phải thực hiện cấp chứng chỉ nghiệp vụ vận tải cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. Nếu không trực tiếp cấp thì có thể liên kết với Hiệp hội vận tải của tỉnh để liên kết việc cấp chứng chỉ.

Nếu bạn còn vướng mắc về vấn đề gì xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

=>Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

luatannam