Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Xin hỏi về vấn đề: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện để đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh một ngành nghề cụ thể.
Bài viết liên quan:
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ internet công cộng
- Cách viết hóa đơn bán hàng giảm giá, khuyến mại
- Cửa hàng bán quần áo có phải sử dụng hóa đơn không?
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp:
Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đến công ty. Đối với trường hợp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Tại khoản 1 Điều 7 Luật đầu tư 2014 có đưa ra khái niệm về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Từ khái niệm nói trên, chúng ta có thể hiểu điều kiện để đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh một ngành nghề cụ thể. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức sau:
Thứ nhất, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khi một cá nhân, tổ chức nào đó muốn bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện đầu tiên mà họ phải có. Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện tối thiểu như không thuộc trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014.
Thứ hai, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo an toàn trong khi hoạt động, pháp luật quy định chủ thể muốn kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện nhất định. Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới được phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó. Những yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong từng ngành nghề, trong từng lĩnh vực là khác nhau, do những cơ quan khác nhau cấp, theo một trình tự, thủ tục khác nhau, được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau. Những điều kiện này có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở, vật chất tối thiểu, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm…
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
Thứ ba, chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.
Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì cá nhân là giám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp đó phải có chứng chỉ hành nghề. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau được quy định trong pháp luật chuyên ngành mà yêu cầu số lượng cá nhân có giấy chứng nhận hành nghề và vị trí của người có giấy chứng nhận hành nghề trong doanh nghiệp cũng khác nhau.
Thứ tư, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Mỗi cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh đều có thể có những sai sót và những rủi ro nhất định. Lúc này công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả đối với những sai sót và rủi ro nói trên nếu như giữa cá nhân, tổ chức và công ty bảo hiểm có thiết lập một hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng chính là một hợp đồng bảo hiểm. Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tại hợp pháp của hợp đồng bảo hiểm này. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường được áp dụng đối với một số ngành nghề chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề như: kiến trúc sư và kĩ sư tư vấn trong ngành xây dựng, công chứng viên trong nghề công chứng, luật sư trong nghề luật…
Thứ năm, xác nhận vốn pháp định.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Theo pháp luật hiện hành thì không phải bất cứ loại ngành nghề nào cũng phải yêu cầu vốn pháp định. Vốn pháp định được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn như trong luật chứng khoán, luật hàng không dân dụng Việt Nam, Luật dạy nghề, Luật điện ảnh,…
Thứ sáu, chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy
Khi cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh một ngành, nghề nào đó, trước hết cá nhân, tổ chức đó phải xác định ba vấn đề sau đây: ngành, nghề mình định kinh doanh có thuộc trường hợp bị cấm kinh doanh hay không; mình có đủ tư cách pháp lý để đầu tư kinh doanh hay không; ngành, nghề mình định đầu tư kinh doanh có phải là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không và nếu thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì điều kiện cần phải đáp ứng là gì.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
- Vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên có thể chuyển nhượng?