Người điều khiển xe ô tô phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy?
Xin chào tổng đài, cho em hỏi về vấn đề người điều khiển xe ô tô bao nhiêu chỗ thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy vậy ạ? Nếu không có thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Cần chuẩn bị các giấy tờ gì để đề nghị cấp chứng chỉ phòng cháy và chữa cháy, thời gian cấp là bao lâu?
- Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch và chứng chỉ phòng cháy chữa cháy
- Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo pháp luật hiện hành
Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, người điều khiển xe ô tô bao nhiêu chỗ bắt buộc phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
b) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định này.”
Bên cạnh đó, tại điểm đ Khoản 1 Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;”“
Như vậy, theo quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách có từ 30 chỗ ngồi trở lên và phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền cấp.
Thứ hai, nếu không có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 46. Vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức và huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Sử dụng người chưa được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã hết thời hạn làm lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành, người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ hoặc làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc các hàng hóa nguy hiểm cháy, nổ;”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp không có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Thứ ba, về hồ sơ và thời gian cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
Căn cứ Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Bước 01: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;
– Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22); danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký huấn luyện;
– Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).
Hình thức nộp hồ sơ:
– Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
– Trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 02: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Thời hạn xử lý hồ sơ: Từ 5 – 20 ngày tùy từng trường hợp;
Bước 03: Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
– Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
– Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Thời hạn của chứng chỉ Phòng cháy, chữa cháy: Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy
Quy định về chứng chỉ phòng cháy chứa cháy theo pháp luật hiện hành
- Mức phạt đối với lỗi quá tải cầu đường 16% theo pháp luật hiện hành
- Cấp lại giấy đăng ký xe có cần đổi biển số không?
- Hình thức xử lý khi lắp báo hiệu giống xe ưu tiên mới nhất
- Xe kinh doanh vận tải dưới 3,5 tấn có phải lắp thiết bị giám sát hành trình xe?
- Mức xử phạt với lỗi điều khiển xe máy có nồng độ cồn vượt mức