Nồng độ cồn 0,6 bị phạt bao nhiêu tiền đối với ô tô
Chạy xe ô tô mà bị đo nồng độ cồn là 0,6 thì mức phạt là bao nhiêu ạ? Em còn bị kiểm tra giấy tờ xe mà lại không có bằng lái xe thì xử phạt mức thế nào ạ? Do em mới đi học lái nên vẫn chưa thi có bằng được ạ? Em cảm ơn anh chị.
- Người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn bị tước GPLX không?
- Mức phạt cao nhất khi điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn là bao nhiêu?
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn
Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về điều khiển xe vượt nồng độ cồn;
Căn cứ điểm a Khoản 10 và điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”
Theo quy định trên, nếu điều khiển xe ô tô mà có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá ngưỡng quy định sẽ bị xử phạt tiền ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Do đó, trong trường hợp này, bạn có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,6mg/lít khí thở nên sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng khi có nồng độ cồn trong hơi thở vượt quá mức 0,4mg/lít khí thở, của bạn là 0,6mg/lít khí thở (theo điểm a Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
– Do bạn vi phạm quy định tại điểm a Khoản 10 Điều 5 nên sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng theo điểm h Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Thứ hai, về không có bằng lái xe ô tô;
Căn cứ tại điểm b Khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”
Như vậy, đối với hành vi điều khiển xe ô tô không có bằng lái xe sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng. Ngoài ra, chủ phương tiện cũng bị xử phạt do thực hiện hành vi giao xe ô tô cho người không đủ điều kiện (chưa có bằng lái) tham gia giao thông với mức phạt cụ thể tại điểm h Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là: 4.000.000 – 6.000.000 đồng với cá nhân và 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức;
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Mức phạt và trách nhiệm đối với người say rượu gây tai nạn giao thông
- Bị thu giữ giấy phép lái xe có được tham gia giao thông hay không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.