Phân biệt kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và không thu tiền trực tiếp
Tổng đài có thể phân biệt cho mình xe như thế nào là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp với thế nào là kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp với ạ. Mình xin cảm ơn
- Đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp nào phải gắn phù hiệu?
- Thế nào là đơn vị kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp?
- Hồ sơ và giá trị của giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi: phân biệt kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp với kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp; chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất căn cứ pháp lí:
Về vấn đề kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp được quy định tại Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP thì khái niệm của hai loại hình kinh doanh vận tải này được hiểu như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”
Thứ hai phân biệt hai loại hình kinh doanh vận tải:
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì:
Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thu tiền trực tiếp được hiểu là sử dụng phương tiện vận chuyển hàng hóa; hành khách nhằm mục đích thu tiền trực tiếp (tiền cước vận chuyển, tiền vé xe….). Ví dụ như chạy xe tải để thu tiền cước vận chuyển hàng hóa.
Còn kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp được hiểu là: Hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong đó đơn vị kinh doanh vận tải vừa thực hiện công đoạn vận tải vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình kinh doanh sản phẩm. Hoặc thu cước phí thông qua hoạt động kinh doanh sản phẩm; dịch vụ đó. Ví dụ: như công ty bạn thực hiện việc sản suất thức ăn chăn nuôi và xe của công ty bạn sử dụng xe tải để vận chuyển thức ăn đó tới các nhà phân phối của công ty bạn.
Tóm lại:
Sự khác nhau giữa kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp khác nhau ở việc: Đơn vị kinh doanh vận tải đó có thu lợi trực tiếp hay không nếu như thu lợi trực tiếp từ việc vận tải sẽ là kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp nếu không sẽ là kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/04/2020 đã thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 10/2020/NĐ-CP không còn quy định về việc phân chia loại hình kinh doanh vận tải thành kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và không thu tiền trực tiếp.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Phân biệt kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp với Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Hồ sơ cấp phù hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải
Quy trình lắp thiết bị giám sát hành trình của xe
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Điều khiển xe máy vượt quá tốc độ và bị lập biên bản quá 15km/h
- Mức phạt khi điều khiển xe chuyên dùng mà quên mang theo giấy tờ
- Hồ sơ thi bằng lái B2 đối với người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam
- Quy định xử phạt lỗi cải tạo thùng xe không đúng thiết kế
- Phân biệt phù hiệu xe màu hồng và phù hiệu xe màu xanh