Quy định về điều kiện đối với nhân viên trên tàu, xe du lịch
Xin hỏi quy định hiện nay về điều kiện đối với nhân viên trên tàu, xe du lịch như thế nào? Ở đâu quy định điều kiện này? Xin cảm ơn!
- Xử phạt đối với lái xe và phụ xe xe khách thu tiền vé cao hơn quy định
- Xe khách bị xử phạt thế nào khi không mang danh sách hành khách?
- Quy định về việc tập huấn nghiệp vụ của lái xe khách vận tải hành khách
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Tổng đài tư vấn. Về quy định về điều kiện đối với nhân viên trên tàu, xe du lịch; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 4. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ
1. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).
3. Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ”.
“Điều 5. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa
1. Nhân viên phục vụ phải được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; được huấn luyện về cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm và sơ cứu y tế.
2. Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa phải được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên)”.
Như vậy:
Điều kiện đối với nhân viên trên xe du lịch
– Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
– Được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).
– Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Điều kiện đối với nhân viên trên tàu du lịch (phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường thủy nội địa)
– Phải được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; được huấn luyện về cứu sinh, cứu hỏa, cứu đắm và sơ cứu y tế.
– Phải được đơn vị kinh doanh vận tải tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên phương tiện là Hướng dẫn viên du lịch hoặc đã được bồi dưỡng, đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc các ngành có liên quan tại các cơ sở đào tạo từ trung cấp nghiệp vụ du lịch trở lên).
Kết luận:
Điều kiện đối với nhân viên trên tàu, xe du lịch được quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 42/2017/TT-BGTVT.
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định về điều kiện đối với nhân viên trên tàu, xe du lịch. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức phạt với lỗi sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ
Mức phạt ô tô chở khách gắn phù hiệu đã hết hạn sử dụng
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Che khuất biển báo đường bộ khi dừng xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo P.106b với biển báo P.115
- Có bắt buộc phải niêm yết thông tin về trọng lượng của xe khách?
- Chủ xe và người lái bị phạt như thế nào khi quá tải cầu đường 31%?
- Xử phạt đối với điều khiển xe ô tô tải nhưng tem đăng kiểm bị tẩy xóa