Quy định về sử dụng còi khi điều khiển giao thông
Quy định về sử dụng còi khi điều khiển giao thông? Tôi thấy có trường hợp cảnh sát giao thông điều khiển giao thông bằng tay, có khi điều khiển bằng còi. Khi họ điều khiển bằng tay thì tôi hiểu được chỉ dẫn của họ nhưng khi sử dụng còi thì tôi không biết làm thế nào. Vậy mong luật sư tư vấn giúp tôi về ý nghĩa của việc sử dụng còi khi điều khiển giao thông? trường hợp CSGT điều khiển bằng còi nhưng tôi không chấp hành thì có bị xử phạt không? Mức xử phạt quy định thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn Đối với câu hỏi về sử dụng còi khi điều khiển giao thông của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc sử dụng còi khi điều khiển giao thông
Theo quy định khoản 7.3 Điều 7 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT như sau:
“7.3 Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của điều khiển giao thông như sau:
7.3.1. Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
7.3.2. Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
7.3.3. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
7.3.4. Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
7.3.5. Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
7.3.6. Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.”
Như vậy, ý nghĩa của các hiệu lệnh bằng còi như sau:
+ Khi CSGT thổi 1 tiếng còi dài và mạnh ra hiệu cho người điều khiển giao thông dừng lại;
+ Khi CSGT thổi 1 tiếng còi ngắn là cho phép người điều khiển giao thông đi;
+ Khi CSGT thổi 1 tiếng còi và 1 tiếng còi ngắn là cho phép người điều khiển giao thông rẽ trái;
+ Khi CSGT thổi 2 tiếng còi ngắn và mạnh nghĩa là thông báo đoạn đường nguy hiểm người điều khiển giao thông đi chậm lại;
+ Khi CSGT thổi 3 tiếng còi ngắn và nhanh là báo hiệu cho người điều khiển giao thông đi nhanh lên.
-->Chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông hay đèn báo tín hiệu
Thứ hai, về việc tham gia giao thông khi có người điều khiển tham gia giao thông
Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:
“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.”
Theo đó thì khi tham gia giao thông mà có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. CSGT có quyền sử dụng còi để điều khiển giao thông nên bạn phải chấp hành hiệu lệnh của còi.
Thứ ba, xử phạt lỗi điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Căn cứ vào Điểm g, Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, mức phạt khi điều khiển xe máy không chấp hành hiệu lệnh dừng của cảnh sát giao thông là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
-->Không chấp hành hiệu lệnh hướng dẫn của người điều khiển giao thông
Tổng đài tư vấn Luật Giao thông đường bộ online 19006172
Thứ tư, xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của CSGT
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 và Khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”
Theo đó, với lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông đối với xe ô tô thì bạn sẽ bị:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Ngoài ra, khi bạn vi phạm lỗi này mà bạn gây tai nạn giao thông thì bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Cảnh sát tạm giữ bằng lái nhưng không lập biên bản xử phạt có trái luật?