Quy định về thời gian làm việc của lái xe ô tô và cơ chế kiểm soát như thế nào?
Chào tổng đài tư vấn! Tôi nghe nói lái xe ô tô chỉ được làm việc theo 1 số giờ nhất định. Vậy quy định về thời gian làm việc của lái xe ô tô được quy định cụ thể như thế nào và quy định ở đâu? Cơ quan chức năng làm sao để kiểm soát xem lái xe có tuân thủ đúng quy định này hay không? Xin cảm ơn!
- Thời gian làm việc tối đa trong ngày của người lái xe ô tô
- Xử phạt lỗi điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe
- Xử phạt xe khách không có thiết bị giám sát hành trình
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề về thời gian làm việc của lái xe ô tô và cơ chế kiểm soát; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về thời gian làm việc của lái xe ô tô:
Khoản 1, Điều 65 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ”.
Do đó, thời gian làm việc của lái xe ô tô là không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Nếu vi phạm quy định này thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điểm d, Khoản 6, Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật giao thông đường bộ;
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Do đó:
Khi người lái xe điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước bằng lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Bên cạnh đó, Điểm d Khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 6 Điều 23; điểm b khoản 5 Điều 24 Nghị định này;”
Theo đó, chủ phương tiện giao xe hoặc để cho người làm công điều khiển xe quá thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, về vấn đề kiểm soát lái xe tuân thủ quy định về thời gian lái xe:
Để kiểm soát việc lái xe có tuân thủ quy định này hay không, Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, các phương tiện hoạt động vận tải phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, qua đó kiểm soát thời gian làm việc của mỗi lái xe; phát tín hiệu nhắc nhở lái xe chạy quá thời gian quy định. Điều 14 của Nghị định này có quy định như sau:
“1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu….”
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề thời gian làm việc của lái xe ô tô và cơ chế kiểm soát. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông
Công ty giao xe tải cho lái xe điều khiển liên tục quá 4 giờ
Mọi thắc mắc liên quan, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xe ô tô chở học sinh có phải gắn phù hiệu không?
- Phân biệt giữa phù hiệu và khẩu hiệu gắn trên xe ô tô chở khách theo hợp đồng
- Mức phạt lỗi điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ gây tai nạn năm 2023
- Lệ phí đăng ký xe máy khi mua khác tỉnh là bao nhiêu?
- Mức phạt khi điều khiển xe vào đường có biển cấm xe ô tô tải?