Sử dụng máy trợ thính, bị lao phổi có đủ điều kiện thi bằng lái xe không?
Tôi nghe kém phải sử dụng máy trợ thính, gần đây tôi còn phát hiện bị lao phổi. Không biết sức khỏe tôi như vậy thì đủ điều kiện thi lái xe không ạ? Tôi cảm ơn nhiều ạ!
- Điều kiện về độ tuổi, sức khoẻ để được cấp giấy phép lái xe hạng B1
- Thời gian học lí thuyết và những môn học khi lấy giấy phép lái xe hạng B1
- Điều kiện sức khỏe thi bằng lái xe hạng B1
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn hỏi về vấn đề điều kiện thi bằng lái xe; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Mục IV và Mục VI Phụ lục 1 Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe như sau:
“IV. Tai- mũi- họng
Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe : A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE
Thính lực ở tai tốt hơn:
– Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính);
– Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).
VI. Hô hấp
Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:
– Dành cho người lái xe Hạng B1: Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC).
– Dành cho người lái xe các Hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE: Các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC). Hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát. Lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Bạn cho biết bạn nghe kém phải sử dụng máy trợ thính, gần đây bạn còn phát hiện bị lao phổi. Tuy nhiên, bạn không nêu rõ loại bằng lái xe mà bạn muốn thi nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo các trường hợp sau:
– Nếu là bằng lái xe hạng A1: trường hợp này không có yêu cầu về thính lực và hô hấp. Vì vậy nếu đủ tuổi và đáp ứng được các điều kiện sức khỏe khác thì bạn vẫn có thể thi.
– Nếu là bằng lái xe hạng B1: hạng bằng này chỉ cấm các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC) mà không cấm bệnh lao phổi; ngoài ra không có yêu cầu về thính lực. Vì vậy, bạn vẫn có thể thi bằng lái xe hạng B1.
– Nếu là bằng lái xe các hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE thì không đủ điều kiện nếu:
+) Lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm.
+) Thính lực ở tai tốt hơn:
- Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính);
- Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).
Do đó, nếu bạn bị lao phổi nhưng không ở giai đoạn lây nhiễm và thính lực của bạn không ở tình trạng nêu trên thì bạn vẫn có thể thi các loại bằng lái nêu trên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Thi giấy phép lái xe có yêu cầu về chiều cao tối thiểu không?
Bằng lái xe hạng B1 được phép điều khiển những dòng xe nào?
Mọi thắc mắc liên quan đến điều kiện thi bằng lái xe xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có cần tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe hay không?
- Quy định pháp luật về chiều cao, dài và rộng của xe ô tô tải 3 tấn không mui
- Quy định pháp luật về đối tượng được học bằng lái xe hạng C
- Năm 2023 chở hàng vượt quá chiều rộng có bị tước phù hiệu không?
- Mức xử phạt đối với trường hợp điều khiển xe ô tô chở quá số người theo quy định