19006172

Sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông thì xử phạt và chịu trách nhiệm ra sao?

Sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông thì xử phạt và chịu trách nhiệm ra sao?

Bên A sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông cho bên B, bên B bị thương. Bên B chỉ có 1 lỗi là không có GPLX phương tiện 2 bên là xe máy. Vậy xin hỏi bên A sẽ có những lỗi nào và chịu trách nhiệm thế nào với bên B?  Bên B không có GPLX vậy sẽ như thế nào?



Sử dụng rượu bia gây tai nạnTư vấn giao thông đường bộ

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với vấn đề Sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông thì xử phạt và chịu trách nhiệm ra sao?  của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, xác định các lỗi của A trong trường hợp sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông:

Căn cứ Khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Tuy nhiên, Khoản 6 Điều 5; Khoản 1 Điều 35 và Khoản 1 Điều 36 Luật phòng chống tác hại của rượu bia có quy định:

“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau:

“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

“Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020″.

Theo đó, từ ngày 01/01/2020 hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nói chung; xe máy nói riêng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cũng bị nghiêm cấm chứ không phải chỉ trường hợp có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở như trước mới bị phạt.

Căn cứ Điểm c Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hành vi sử dụng rượu bia của bên A khi tham gia giao thông là hành vi bị cấm. Việc bên A sử dụng rượu bia gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên và phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại với B theo Bộ luật dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, nếu hành vi sử dụng rượu bia gây tai nạn của bên A đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bên A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thay vì chịu trách nhiệm hành chính.

Thứ hai, xác định lỗi của B trong trường hợp này:

Theo quy định của pháp luật thì người điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50cm3 phải có giấy phép lái xe.

Căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 21 và Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”

Sử dụng rượu bia gây tai nạn

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 21″.

Như vậy, bên B sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Lỗi điều khiển xe máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn từ 1/8/2016

Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

Trả lời

luatannam