Thò tay vào túi lấy điện thoại khi tham gia giao thông có bị xử phạt?
Em với bạn đang đi xe máy trên đường, em là người điều khiển xe nhưng em thò tay vào túi lấy điện thoại ra nhưng không sử dụng như gọi điện hay nhắn tin. Nhưng khi cảnh sát giao thông bắt thì bị công an phạt em với lỗi sử dụng điện thoại. Như vậy có đúng không? Và công an phạt em mà không lập biên bản có đúng không ạ. Trường hợp em không nộp phạt mà bỏ đi luôn thì có nộp phạt để lấy lại xe được không? Mong luật sư giải đáp cho em. Em cảm ơn nhiều ạ!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về vấn đề thò tay vào túi lấy điện thoại; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, xử phạt về lỗi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe mô tô
Căn cứ theo quy định tại Điểm h, Khoản 4 và Điểm b, Khoản 10 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, trong trường hợp bạn Thò tay vào túi lấy điện thoại khi điều khiển xe máy tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
-->Điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động bị phạt như thế nào?
Thứ hai, xử phạt lỗi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe có cần lập biên bản
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức; và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản“.
Theo quy định; trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có hình thức phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức thì người thẩm quyền xử phạt không phải lập biên bản; và sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, trừ trường hợp phát hiện vi phạm nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.
Với trường hợp của bạn; bạn bị xử phạt về lỗi Thò tay vào túi lấy điện thoại khi đang điều khiển xe thì mức phạt của bạn là từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Do mức phạt trên 250.000 đồng nên người có thẩm quyền phải lập biên bản nên CSGT yêu cầu bạn nộp phạt tiền tại chỗ là không đúng.
-->Quy định về lấy phương tiện bị tạm giam khi không có biên bản
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, về thủ tục lấy lại phương tiện khi không có biên bản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA như sau:
“Điều 9. Trình tự, thủ tục trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.”
Theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BCA ngày 4-1-2016 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông thì trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính, để nộp phạt được và nhận lại giấy tờ, phương tiện bị tạm giữ thì người đó phải viết một đơn cam đoan ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ và nói rõ ngày, giờ bị mất biên bản và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú
Như vậy, theo quy định trên khi đến nhận lại phương tiện bị tạm giữ bạn phải có CMND. Nếu không có CMND thì bạn phải có giấy tờ khác xác nhận nhân thân của UBND nơi cư trú…
Nếu còn vướng mắc về thò tay vào túi lấy điện thoại khi tham gia giao thông; Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
-->Thủ tục nộp phạt để lấy lại bằng lái xe bị tạm giữ theo quy định
- Độ tuổi được lái xe 4 tấn và xử phạt lỗi lái xe tải 4 tấn của người có bằng B2
- Quy định về độ tuổi nộp hồ sơ học bằng lái xe máy
- Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký xe máy
- Công ty có một xe không đăng ký kinh doanh vận tải có phải lắp phù hiệu không?
- Gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình đối với xe chở hàng của gia đình