Nội dung câu hỏi:
Tôi bị mất hồ sơ gốc bằng lái xe, tôi muốn cấp lại hồ sơ gốc thì có được hay không? Thủ tục tôi cần làm như thế nào? Xin cảm ơn!
- Cấp lại giấy phép lái xe hạng A1 do bị mất có cần hồ sơ gốc không?
- Mất bằng lái xe B2 và hồ sơ gốc có làm lại được không?
- Thủ tục xin cấp lại hồ sơ gốc Giấy phép lái xe khi bị mất
- Mất hồ sơ gốc bằng lái xe hạng B1 giờ muốn được cấp lại thì có được không?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề thủ tục cấp lại hồ sơ gốc bị mất, tổng đài xin tư vấn cho bạn như sau:
Hồ sơ gốc Giấy phép lái xe là gì?
Căn cứ Khoản 3 Điều 25 Văn bản hợp nhất số 19/2022/VBHN-BGTVT quy định như sau:
“Điều 25. Trình tự tổ chức sát hạch
3. Kết thúc kỳ sát hạch
a) Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: Chủ tịch Hội đồng sát hạch tổ chức họp Hội đồng, Tổ sát hạch, Tổ giám sát (nếu có), Tổ trưởng Tổ sát hạch báo cáo kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả sát hạch. Chủ tịch Hội đồng sát hạch ký tên và đóng dấu vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 15a ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô các hạng A1, A2: Tổ trưởng Tổ sát hạch tổ chức họp các thành viên của Tổ sát hạch, Giám đốc cơ sở đào tạo lái xe, Tổ giám sát (nếu có) thông qua kết quả sát hạch và thống nhất ký biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch. Trưởng Cơ quan quản lý sát hạch ký tên và đóng dấu xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người dự sát hạch trúng tuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 15b ban hành kèm theo Thông tư này.
Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe là hồ sơ gốc, giao cho người trúng tuyển kỳ sát hạch tự bảo quản.”
Như vậy, theo quy định trên đây thì hồ sơ gốc của bằng lái xe là biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của người trúng tuyển kỳ thi sát hạch.
Có thể cấp lại hồ sơ gốc Giấy phép lái xe do bị mất không
Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 36: Cấp lại giấy phép lái xe
8. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.
Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đã cấp giấy phép lái xe). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Cơ quan cấp giấy phép lái xe kiểm tra, xác nhận và đóng dấu, ghi rõ: số, hạng giấy phép lái xe được cấp, ngày sát hạch (nếu có), tên cơ sở đào tạo (nếu có) vào góc trên bên phải đơn đề nghị và trả cho người lái xe tự bảo quản để thay hồ sơ gốc”.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ
“Điều 2. Bổ sung một số phụ lục và bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:
2. Bãi bỏ khoản 2, khoản 5 Điều 10; khoản 4, khoản 8 Điều 36.”
Như vậy, nội dung về thủ tục cấp lại hồ sơ gồ Giấy phép lái xe đã được bãi bỏ. Do đó, hiện tại khi đánh mất hồ sơ gốc Giấy phép lái xe thì sẽ không được cấp lại.
Lưu ý: Do hiện tại đã không có quy định về việc được cấp lại hồ sơ gốc Giấy phép lái xe do bị mất nên trong các hồ sơ liên quan sẽ không được phép yêu cầu hồ sơ gốc của GPLX.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Không có hồ sơ gốc thì có cấp lại được GPLX bị mất không?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 36 Văn bản hợp nhất số 19/2022/VBHN-BGTVT quy định về việc cấp lại Giấy phép lái xe bị mất như sau:
“Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).”
Theo quy định trên, người có giấy phép lái xe bị mấy, còn thời hạn hoặc quá hạn sử dụng dưới 3 tháng được xét cấp lại Giấy phép lái xe. Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lái xe bị mất không bắt buộc phải có hồ sơ gốc, nếu còn hồ sơ gốc thì có thể nộp kèm và nếu đã bị mất hồ sơ gốc thì cũng không ảnh hưởng đến việc cấp lại.
Như vậy, dù bằng lái xe của bạn bị mất là bằng xe máy hay bằng ô tô thì việc còn hồ sơ gốc hay không thì không ảnh hưởng đến việc cấp lại. Vì hồ sơ gốc không phải là loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ cấp lại Giấy phép lái xe. Do vậy, còn hồ sơ gốc cũng cấp lại bằng lái được và không còn hồ sơ gốc cũng vẫn cấp lại bằng lái xe được.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết: Thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe do bị mất
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cấp lại giấy đăng ký xe có cần đổi biển số không?
- Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ xe hết hạn đăng kiểm hay không?
- Cấp lại giấy phép lái xe hạng C bị mất và đã hết hạn 17 ngày
- Xử phạt người điều khiển ô tô vượt xe trên đoạn đường giao nhau
- Xác định tốc độ tối đa cho phép của xe mô tô như thế nào?