19006172

Thủ tục đổi Giấy phép lái xe ngành công an sang giấy phép lái dân sự

Nôi dung câu hỏi:

Tôi có giấy phép lái xe do ngành công an cấp. Hiện nay giấy phép lái xe vẫn còn thời hạn nhưng tôi đã ra khỏi ngành. Cho tôi hỏi tôi có sử dụng giấy phép lái xe này để điều khiển xe được nữa không? Nếu tôi muốn đổi sang giấy phép lái xe dân sự thì có được không? Hồ sơ đổi thế nào?



đổi Giấy phép lái xe ngành công an

Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Ra khỏi ngành Công an thì GPLX còn sử dụng được không?

Căn cứ tại Khoản 9 Điều 61 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

“Điều 61. Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe

9. Người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển.

Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe.”

Theo quy định nêu trên, người đã qua đào tạo và đạt kết quả kỳ sát hạch sẽ được cấp Giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển. Tùy thuộc vào loại bằng lái xe thì sẽ có thời hạn là khác nhau như: hạng A1 A2 A3 A4 thì là vô thời hạn còn với các hạng xe ô tô như B1 B2 C D E F thì sẽ có thời hạn là 5 năm hoặc 10 năm. Do đó, khi giấy phép lái xe hết hạn phải thực hiện gia hạn nếu muốn tiếp tục điều khiển phương tiện giao thông tương ứng.

Như vậy, khi bạn có Giấy phép lái xe do ngành công an cấp, sau khi ra khỏi ngành nếu GPLX đó còn thời hạn thì bạn vẫn sẽ được sử dụng đến khi hết hạn.

Đối tượng được đổi Giấy phép lái xe ngành công an sang dân sự

Căn cứ tại Khoản 5 Điều 37 Văn bản hợp nhất số 19/2022/VBHN-BGTVT quy định về các trường hợp được đổi Giấy phép lái xe như sau:

(1) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

(2) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

(3) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

(4) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

(5) Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

(6) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

(7) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

(8) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

(9) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

Như vậy, khi bạn đã ra khỏi ngành công an nhưng Giấy phép lái xe do ngành công an cấp sau ngày 31 tháng 07 năm 1995 còn thời hạn sử dụng hoặc Giấy phép lái xe mô tô của ngành công an cấp trước ngày 01 tháng 08 năm 1995 thì bạn sẽ được đổi sang Giấy phép lái xe dân sự.

Thủ tục đổi Giấy phép lái xe ngành công an sang dân sự

Căn cứ Điều 40 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2019 thì trình tự, thủ tục thực hiện việc đổi Giấy phép lái xe từ ngành công an sang dân sự như sau:

Bước 01: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại -Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

 Bản sao Quyết định ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thôi không tiếp tục phục vụ trong lực lượng Công an xã hoặc bản sao Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên của các đơn vị trong Công an nhân dân;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

 Bản sao giấy phép lái xe của ngành Công an cấp còn thời hạn sử dụng, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an xác minh.

Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Bước 02: Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân;

BIỂU MỨC THU PHÍ SÁT HẠCH LÁI XE; LỆ PHÍ CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG TRÊN CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN VÀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP BIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 37/2023/TT-BTC ngày 07 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Số TT

Tên phí, lệ phí

Đơn vị tính

Mức thu

(đồng)

2

Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện

Cấp mới, cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe (quốc gia và quốc tế)

Lần

135.000

Bước 3: Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

– Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính đối với đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải; bản sao đối với đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài, đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản (trừ trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến).

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do;

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Mức xử phạt lỗi không có giấy phép lái xe từ năm 2020

luatannam