19006172

Trường hợp phải gắn phù hiệu xe theo quy định pháp luật hiện hành

Trường hợp phải gắn phù hiệu xe theo quy định pháp luật hiện hành

Công ty tôi có 5 xe tải dùng để chở hàng của công ty thì có phải gắn phù hiệu không? Thủ tục cấp phù hiệu quy định thế nào? Có phải có hai loại phù hiệu là chạy trên 300 cây và dưới 300 cây không?



gắn phù hiệu xe

Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về trường hợp phải gắn phù hiệu xe 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Đồng thời, căn cứ Khoản 1 Điều 50 văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BGTVT quy đinh:

“Điều 50. Quy định về đối tượng đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải có Giấy phép kinh doanh

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa không thu tiền trực tiếp phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc một trong các đối tượng sau đây:

a) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của Chính phủ về danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

b) Sử dụng phương tiện để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng theo quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

c) Có từ 05 xe trở lên.

d) Sử dụng phương tiện có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên để vận chuyển hàng hóa.”

Từ quy định trên có thể thấy 05 xe của công ty bạn thuộc hoạt động kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp và nằm trường hợp phải được cấp Giấy phép kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BGTVT quy định:

“Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu

2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, theo hợp đồng, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho xe ô tô tham gia kinh doanh trong danh sách xe do đơn vị đề nghị theo quy định tại khoản 5 Điều này.”

Như vậy, do công ty của bạn hoạt động kinh doanh vận tải thuộc trường hợp được cấp Giấy phép kinh doanh. Vì vậy, công ty bạn sẽ được cấp phù hiệu xe và phải gắn phù hiệu xe.

Thứ hai, thủ tục cấp phù hiệu xe

Căn cứ Điều 55 văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BGTVT quy định:

“Điều 55. Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu

5. Đơn vị kinh doanh vận tải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư này;

b) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều này.

c) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.”

Như vậy, để được cấp phù hiệu xe bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo quy định trên gửi đến Sở giao thông vận tải nơi đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh công ty của bạn. Cung cấp tên trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.

Thứ tư, phù hiệu xe tải chạy dưới 300km và phù hiệu xe tải trên 300km

Theo quy định tại Phụ lục 27b (Ban hành kèm Thông tư 63/2014/TT-BGTVT)quy định về màu sắc của phù hiệu như sau:

“4. Mầu sắc của phù hiệu

a) Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly lớn hơn 300 km

Khung viền và chữ màu đỏ đậm, nền màu xanh nhạt in chìm hình một chiếc xe tải

b) Phù hiệu sử dụng cho xe chạy cự ly đến 300 km

Khung viền và chữ màu xanh đậm, nền mầu hồng nhạt có in chìm hình một chiếc xe tải.”

Như vậy, phù hiệu xe tải chạy trên 300km và phù hiệu xe tải chạy dưới 300 km là khác nhau, được phân biệt với nhau bởi màu sắc: Phù hiệu xe tải chạy trên 300km có khung viền và chữ đỏ đậm, nền màu xanh nhạt in chìm hình một chiếc xe tải. Phù hiệu xe tải chạy dưới 300km có khung viền và chữ màu xanh đậm, nền màu hồng nhạt có in chìm hình một chiếc xe tải.

Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-->Lỗi không gắn phù hiệu và mức xử phạt

luatannam