Xe máy bị tạm giữ bị hỏng thì chủ phương tiện có được bồi thường không?
Xin hỏi tổng đài, vừa qua, do bị trộm mất biển số nên tôi có điều khiển xe máy không có biển số. Tôi bị CSGT bắt và lập biên bản, tạm giữ xe máy của tôi. Tuy nhiên sau khi hoàn tất thủ tục nộp phạt và đến nhận lại xe máy thì tôi phát hiện xe máy bị tạm giữ của mình bị vỡ một mảng lớn ở yếm xe và gãy phanh. Vậy tôi có được đền bù gì hay không? Tôi xin cảm ơn!
- Phương tiện tạm giữ bị hư hỏng, cảnh sát giao thông có phải bồi thường không?
- Xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường phạt bao nhiêu?
- Mức xử phạt khi vượt quá tốc độ trên đường cao tốc
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với vấn đề về xe máy bị tạm giữ bị hỏng ; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào khoản 5 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.”
Đồng thời, Điều 4 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quản lý bảo quản tang vật phương tiện vi phạm hành chính quy định về các hành vi nghiêm cấm như sau:
“Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác.
2. Vi phạm niêm phong, mang tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ra khỏi nơi tạm giữ, bảo quản trái phép.
3. Làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.”
Do đó
Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu bị nghiêm cấm không được làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Bởi vậy khi xe máy bị tạm giữ của bạn bị hư hỏng thì cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải chịu trách nhiệm với vấn đề đó.
Về vấn đề đền bù thiệt hại:
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính
“Điều 10. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Do đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có các quyền sau:
- Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.
- Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền hoặc bằng hiện vật).
Như vậy:
Với các quy định nêu trên, khi phát hiện xe máy bị tạm giữ của mình bị hư hỏng, bạn có quyền yêu cầu lập biên bản và yêu cầu được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
Có phải mọi trường hợp không mang đăng ký xe đều bị xử phạt?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề Xe máy bị tạm giữ bị hỏng thì chủ phương tiện có được bổi thường không? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Điều khiển xe ô tô của người khác gây tai nạn giao thông do không chú ý quan sát
- Chở hàng vượt trọng tải người điều khiển và chủ xe bị phạt như thế nào?
- Lắp biển số xe không đúng quy định thì bị xử phạt như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký xe máy cho người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam
- Có được đổi lại Giấy phép lái xe Hạng E khi đã đủ 50 tuổi?