Xin cấp phép đi vào đường hạn chế lưu thông tại TP.HCM
Đơn vị tôi xe tôi có 5 xe tổng tải 2,5 tấn. Chúng tôi mới ký được hợp đồng cung cấp thực phẩm tươi sống cho 1 khu công nghiệp của TP. HCM. Một vấn đề phát sinh là nếu chúng tôi muốn đi quãng đường ngắn nhất sẽ phải đi vào khu vực hạn chế lưu thông của TP. Vậy chúng tôi có giải pháp nào xin cấp phép được đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông đó hay không?
- Cách đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông ở Hà Nội
- Xe tải khối lượng 02 tấn có cần giấy lưu hành trên tuyến đường hạn chế lưu thông?
- Những tuyến đường ở Hà Nội hạn chế phương tiện lưu thông
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với vấn đề Xin cấp phép đi vào đường hạn chế lưu thông tại TP.HCM; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Các đối tượng được đi vào tuyến đường hạn chế lưu thông tại TP.HCM
Căn cứ Điều 6 Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND (có hiệu lực từ 01/08/2018) về hạn chế và cấp phép cho ô tô chở hàng, ô tô tải lưu thông trong khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh như sau:
“Điều 6. Đối tượng được xem xét cấp giấy phép lưu thông vào giờ hạn chế lưu thông
8. Xe tải nhẹ của doanh nghiệp có chức năng vận chuyển suất ăn công nghiệp hoặc thực phẩm tươi sống (thịt, thủy hải sản) phục vụ các trung tâm xã hội, trường học, bệnh viện, siêu thị, khu công nghiệp.“
Điều 3 của Quy định về hạn chế và cấp phép cho ô tô chở hàng; ô tô tải lưu thông trong khu vực nội đô thành phố Hồ Chí Minh (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND) quy định:
“Điều 3. Đối tượng và thời gian hạn chế lưu thông
1. Xe tải nhẹ không được phép lưu thông vào khu vực nội đô thành phố từ 06 giờ đến 09 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ hàng ngày.”
– Xe tải nhẹ, tức bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.500 kg (trừ xe bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.500 kg đến 2.500 kg và xe thí điểm thì không được phép lưu thông vào khu vực nội đô thành phố từ 06 giờ đến 09 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ hàng ngày.
Từ những căn cứ nêu trên có hai cách để xe công ty bạncó thể đi vào những tuyến đường hạn chế lưu thông như sau:
– Đi vào những tuyến đường đó vào các khung giờ ngoài khoảng thời gian từ 06 đến 09 giờ sáng và 16 đến 20 giờ tối.
– Làm thủ tục xin cấp phép lưu thông vào nội thành.
Những hồ sơ cần thiết để được cấp phép lưu thông
Căn cứ Điều 11 Quyết định 23/2018/QĐ-UBND quy định:
“Điều 11. Trình tự cấp giấy phép
1. Đối với các đối tượng đề nghị cấp phép tại Điều 6, 7 và Khoản 2, 3 Điều 8 Quy định này chuẩn bị Hồ sơ cấp Giấy phép gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu thông trong khu vực nội đô thành phố: theo mẫu tại Phụ lục 2 Quy định này.
b) Chứng nhận Đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
c) Một số giấy tờ liên quan đến loại hàng vận chuyển (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực): Hợp đồng và hóa đơn hoặc tờ khai hải quan hoặc các giấy tờ tương đương thể hiện được loại hàng vận chuyển, điểm đi, điểm đến, khối lượng cần thiết để sử dụng số lượng, loại xe phù hợp.
3. Trình tự cấp giấy phép:
a) Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lưu thông vào nội đô thành phố tại trụ sở Sở Giao thông vận tải.
b) Trong vòng không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Giao thông vận tải xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết) và cấp Giấy phép cho cá nhân, tổ chức; trường hợp từ chối không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Đối với các trường hợp phải có ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Quy định này, thời gian giải quyết cấp phép được kéo dài thêm không quá 03 (ba) ngày làm việc.”
Như vậy, để được cấp giấy phép lưu hành vào nội đô thành phố Hồ Chí Minh, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Công văn của cơ quan, tổ chức; Đơn của cá nhân có nhu cầu xin cấp phép, trình bày rõ lý do, số lượng phương tiện, địa điểm, lộ trình (có sơ đồ kèm theo), thời gian lưu thông cần được cấp phép.
- Bản sao có công chứng Giấy Chứng minh nhân dân của chủ phương tiện (kèm bản chính để đối chiếu); Giấy giới thiệu (nếu là cơ quan, tổ chức)
- Bản sao có công chứng đăng ký xe ô tô
- Bản chụp một số giấy tờ có liên quan đến loại hàng vận chuyển, kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc sao y bản chính.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm những giấy tờ trên sẽ được gửi tới Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh để xin cấp phép. Việc cấp phép sẽ được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn về vấn đề xe chở thực phẩm của công ty bạn có cách nào đi vào khu vực hạn chế xe tải lưu thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức xử phạt khi giấy phép lưu hành hết hạn
Thủ tục xin cấp giấy phép lưu hành xe quá tải trọng
Mọi thắc mắc liên quan đến việc xin cấp phép lưu thông trong khu vực hạn chế xe tải lưu thông; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chở người bị thương ở đầu không đội mũ bảo hiểm có bị phạt không?
- Lái xe ô tô vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép bị phạt thế nào?
- Điều khiển xe của công ty vượt quá trọng tải 59% thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lỗi điều khiển xe vượt tại nơi có biển cấm vượt xe và giấy phép lái xe hết hạn
- Xe tải 1,5 tấn có được đi vào nội đô thành phố Hồ Chí Minh không?