Bồi thường chi phí đào tạo nghề khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
Cho tôi hỏi: Bồi thường chi phí đào tạo nghề khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tôi kí hợp đồng không xác định thời hạn với công ty, làm được 1 tháng thì được công ty cử đi học lớp đào tạo nghề trong 6 tháng ở nước ngoài. Trong hợp đồng đào tạo nghề có điều khoản là sau thời gian đào tạo tôi phải làm việc cho công ty 4 năm. Tuy nhiên, sau khi học xong tôi làm việc cho công ty được 2 năm thì vừa rồi vợ tôi bị tai nạn nằm một chỗ không có ai chăm sóc nên tôi muốn nghỉ việc. Tôi đã viết đơn thông báo trước 45 ngày rồi mới nghỉ nhưng công ty yêu cầu tôi trả lại chi phí đào tạo trước đây thì mới giải quyết việc cho tôi nghỉ việc như vậy có đúng không?
- Bồi thường chi phí đào tạo do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
- Có được sa thải người lao động nghỉ việc tham gia đình công đòi tăng lương?
- Thời gian học nghề có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Bồi thường chi phí đào tạo nghề khi đơn phương chấm dứt hợp đồng; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2019 quy định:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo quy định trên, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động luôn mà không cần phải báo trước khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì khi nghỉ việc người lao động phải báo trước đúng theo quy định của luật như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trong trường hợp này: vợ bạn bị tai nạn phải nằm một chỗ, gia đình bạn không có ai chăm sóc nên bạn phải nghỉ việc để chăm vợ. Tuy nhiên, đây không phải là một trong các trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ ngay. Do đó, bạn cần phải thông báo trước cho công ty trước khi nghỉ việc theo quy định nêu trên, nếu bạn muốn nghỉ việc luôn thì buộc phải thỏa thuận và được sự đồng ý của công ty.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Theo đó; căn cứ và thời hạn thông báo để đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty của bạn là đúng quy định. Vì vậy, trường hợp này bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Do đó; bạn sẽ không có nghĩa vụ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty theo quy định tại khoản 3 điều 40 Bộ luật lao động 2019 như sau:
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Như vậy, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật nên việc công ty yêu cầu bạn hoàn trả chi phí đào tạo nghề là không đúng quy định.
Trên đây là bài viết tư vấn về: Bồi thường chi phí đào tạo nghề khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
- Nghỉ việc trái luật, người lao động phải bồi thường những gì?
- Bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có được tự ý trích 1% lương để đóng đoàn phí không?
- Thời gian thử việc có được dùng để tính số ngày nghỉ hằng năm không?
- Người lao động hưởng lương như thế nào khi đi làm vào ngày nghỉ tết?
- Đối tượng người lao động nào sẽ được Nhà nước hỗ trợ do dịch Covid?
- Giảm nhân sự do thay đổi cơ cấu phải thông báo Sở LĐTBXH?