Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Chào luật sư, anh/chị cho em hỏi về vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Hoà giải viên. Em xem trên Luật Lao Động có ghi về vai trò của hoà giải viên khi có tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy em là người lao động bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động nên muốn giải quyết tranh chấp công ty theo hòa giải viên thì phải làm những gì ạ. Xin cảm ơn!
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài
- Có được khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
- Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 200 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.”
Như vậy, khi phát sinh tranh chấp lao động cá nhân thì người lao động có thể yêu cầu đến Hoà giải viên lao động hoặc Tòa án nhân dân để giải quyết tranh chấp.
Với trường hợp của bạn, bạn bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bạn muốn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Hòa giải viên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
Mặt khác, Điều 201 Bộ luật lao động quy định về như sau:
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được; hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải; hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải; hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng; thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bản sao biên bản hòa giải thành; hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hòa giải không thành; hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành; hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy:
Theo quy định trên, nếu bạn muốn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua Hòa giải viên; bạn chỉ cần chuẩn bị 1 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gửi đến Hòa giải viên. Sau đó, trong 5 ngày làm việc; hòa giải viên sẽ tiến hành hòa giải và kết thúc việc hòa giải.
Hòa giải viên sẽ triệu tập 2 bên tranh chấp; bao gồm bạn và người sử dụng lao động để tham gia phiên hoà giải. Bạn và người sử dụng lao động có thể ủy quyền cho người khác để tham gia phiên họp hoà giải.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
Hòa giải viên sẽ hướng dẫn 2 bên thương lượng. Có 2 trường hợp xảy ra:
+) Trường hợp 1: hai bên thỏa thuận được; hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
+) Trường hợp 2: hai bên không thỏa thuận được; hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét.
- Nếu hai bên chấp nhận phương án hòa giải; hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
- Nếu hai bên không chấp nhận phương án hòa giải; hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng; thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.
- Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt hòa giải viên lao động.
- Bản sao biên bản hòa giải thành; hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc; kể từ ngày lập biên bản.
Sau khi hòa giải viên tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành; hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành; hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua hòa giải viên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Các tranh chấp lao động cá nhân không phải qua hòa giải?
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
- Trường hợp NSDLĐ chấm dứt hợp đồng do thay đổi công nghệ
- Hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức khai lý lịch không trung thực
- Chuyển sang công ty khác làm sau khi kết thúc hợp đồng phải làm thủ tục gì?
- Quy định pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải
- Cách tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày nghỉ hàng tuần