Điều kiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên
Điều kiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên. Cho tôi hỏi về vấn đề như sau: Theo quy định mới nhất thì việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên cần đảm bảo điều kiện gì không hay chỉ cần có yêu cầu là được? Trình tự, thủ tục đối thoại được thực hiện cụ thể như thế nào ạ? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến rất nhiều.
- Năm 2021 khi nào NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Định kỳ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới
Dịch vụ tư vấn Luật Lao động qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Điều kiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể cho bạn như sau:
Thứ nhất, Điều kiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì:
“Điều 40. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên càn đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:
+) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
+) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Thứ hai, Trình tự, thủ tục đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 40. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.”
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại thì, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại và tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) sẽ phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.
Trên đây là bài viết về vấn đề Điều kiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Công ty không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu
Đối thoại tại nơi làm việc có bắt buộc hay không?
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về Điều kiện tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của một bên; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ việc trước ngày trả lương có được hưởng lương tháng 13?
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Điều kiện để giao kết hợp đồng lao động với người dưới 15 tuổi
- Thời hạn lập sổ quản lý lao động đối với doanh nghiệp mới thành lập
- Công việc được sử dụng lao động từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi