Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc.
Bài viết liên quan:
- Luật quốc tịch số 24/2008/QH12
- Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
NGHỊ ĐỊNH
Về đăng ký và quản lý hộ tịch
________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Hộ tịch và đăng ký hộ tịch
1. Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.
2. Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
b) Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.
3. Việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Điều 2. Mục đích quản lý hộ tịch
Quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
>>>Nghị định số 158-2005-NĐ-CP