Phân loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41/2019/BGTVT
Chào luật sư tư vấn về phân loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41/2019/BGTVT, tôi muốn biết hiện nay có bao nhiêu loại vạch kẻ đường. Trường hợp tôi đi ô tô đè vạch kẻ đường thì bị xử phạt thế nào? Mong công ty giải đáp giúp tôi!
Chào bạn, với câu hỏi về phân loại vạch kẻ đường của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc phân loại vạch kẻ đường
Theo quy định tại Điều 53 Quy chuẩn 41/2019/BGTVT quy định như sau:
“53.1. Dựa vào vị trí sử dụng, vạch kẻ đường được chia thành hai loại: vạch trên mặt bằng (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng.
53.1.1. Vạch trên mặt bằng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt bằng có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G có màu vàng;
53.1.2. Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè, các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.
53.2. Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường được chia thành ba loại như sau:
53.2.1. Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường;
53.2.2. Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy;
53.2.3. Các loại vạch khác là các loại ký hiệu chữ hoặc hình thức khác.
53.3. Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng, vạch kẻ đường gồm: vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.
53.4. Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau:
53.4.1. Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè (bó vỉa) hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;
53.4.2. Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.”
Như vậy với quy chuẩn hiện nay có phân loại về vạch kẻ đường dựa trên 3 tiêu chí như sau:
* Tiêu chí thứ nhất: Dựa vào vị trí sử dụng thì có 2 loại là:
– Vạch trên mặt bằng (mặt đường, vạch dọc đường, ngang đường…) có màu trắng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt đường bằng.
Ví dụ như vạch chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau hay xác định ranh giới phần đường cấm… ( trừ một số vạch có màu vàng như vạch cấm dừng và đỗ xe)
– Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường, kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ.
Ví dụ như vạch xác định các bộ phận thằng đúng của công trình giao thông như trụ cầu, cầu vượt…
-->Lỗi lấn vạch khi không có biển phân chia làn đường
* Tiêu chí thứ hai: Dựa vào phương pháp kẻ thì vạch kẻ đường có 3 loại là:
– Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường; như là vạch phân chia các làn đường cho từng loại xe tham gia giao thông.
– Vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy như là vạch báo hiệu dừng lại hoặc vạch dành cho người đi bộ.
– Các loại vạch khác là các loại kí hiệu chữ hoặc hình thức khác như là vạch chỉ số hiệu đường hay vạch báo hiệu STOP
* Tiêu chí thứ ba: Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường gồm:
Vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ.
* Tiêu chí thứ tư: Dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau:
– Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc;
– Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.
-->Phân biệt lỗi đi sai làn đường và lỗi không chấp hành quy định về vạch kẻ đường
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ hai, quy định về xử phạt ô tô vi phạm lỗi đè vạch kẻ đường
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
Như vậy, đối với lỗi đè vạch kẻ đường của xe ô tô sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
– Ngoài bị phạt tiền, nếu như vi phạm với lỗi này mà gây tai nạn giao thông thì bạn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mọi thắc mắc liên quan giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Điều khiển xe máy không chấp hành vạch kẻ đường bị xử phạt thế nào?
- GPLX có thời gian sử dụng ít hơn thời gian bị tước xử lý như thế nào?
- Quy định về gắn phù hiệu đối với xe ô tô vận tải người nội bộ
- Lỗi tự ý lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau bị xử phạt như thế nào?
- Mức xử phạt khi điều khiển xe ô tô vượt xe tại vị trí đầu dốc năm 2023
- Hồ sơ cấp lại bằng lái xe B2 bị mất mới nhất