Phân biệt lỗi đi sai làn đường và lỗi không chấp hành quy định về vạch kẻ đường
Cho tôi hỏi, tôi thấy trên thực tế nhiều trường hợp đi lấn vạch kẻ đường thì liền bị CSGT phạt lỗi đi sai làn. Vậy có quy định gì phân biệt về lỗi đi sai làn và lỗi không chấp hành quy định về vạch kẻ đường không ạ? Tôi xin cảm ơn !
- Đỗ xe ở nơi có biển báo cấm dừng cấm đỗ bị phạt thế nào?
- Lỗi sai làn đường của xe ô tô mới nhất
- Đèn chiếu sáng bị cháy khi đang điều khiển xe máy thì có bị xử phạt không?
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
1. Quy định về lỗi đi sai làn đường
Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường – Mỗi làn chỉ cho 1 số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Và có biển báo “đường dành riêng” như biển 412(a,b,c,d) với ý nghĩa”Làn đường dành riêng cho từng loại xe” hoặc một số loại biển khác như 304,305,….
Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô thì mới được xác định là lỗi “sai làn đường” và khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường.
Tuy nhiên, trường hợp trên đường chỉ có các vạch kẻ đường mà không có biển báo phân chia làn đường thì người điều khiển chỉ bị xử phạt với lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” như ở mục II chứ không bị phạt với lỗi đi sai làn.
Khi các bạn di chuyển trên làn đường không đúng với làn đường dành cho phương tiện mà mình đang điều khiển thì các bạn sẽ bị xử phạt với lỗi: “đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định”. Các lái xe điều khiển xe ôtô sẽ chịu mức phạt từ 3.000.000- 5.000.000 đồng theo điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ; và các lái xe điều khiển xe mô tô/ gắn máy sẽ chịu mức phạt từ 400.000-600.000 đồng theo khoản 3, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cho lỗi đi sai làn đường này.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
2. Quy định về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường
Ở những đoạn giao cắt ngã 3 hoặc ngã 4, các dòng phương tiện được phân luồng (luồng xe đi thẳng, rẽ trái và rẽ phải) bằng vạch kẻ đường và mũi tên chỉ hướng, kết hợp cùng biển báo 411. Vạch kẻ đường này chỉ dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường và bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.
Trường hợp mà chỉ có biển báo 411 mà không kèm theo vạch kẻ đường 1.18 thì sẽ không có hiệu lực xử phạt, bởi biển 411 là biển chỉ dẫn không được dùng làm căn cứ để xử phạt.
Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện không đúng quy định trên thì vi phạm lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường“. Với lỗi này, người điều khiển xe ôtô sẽ bị phạt theo Điểm a khoản 1, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 300.000-400.000 đồng; còn người điều khiển xe mô tô, gắn máy sẽ bị phạt theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000-200.000 đồng.
Như vậy, trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về phân biệt lỗi đi sai làn và lỗi không chấp hành quy định về vạch kẻ đường. Bạn có thể áp dụng quy định trên để xác định đúng lỗi của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Giấy tờ thay thế giấy phép lái xe khi tham gia giao thông
- Mức phạt đi quá tốc độ tối đa đối với ô tô từ ngày 1/8/2016
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
- Giảm mức thu phí sử dụng đường bộ đến hết năm 2020 cho những loại xe nào?
- Mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô với tốc độ 90 km/h trên đường cao tốc
- Năm 2021 xe máy đi vào đường cao tốc bị phạt như thế nào?
- CSGT có được phép mặc thường phục khi làm nhiệm vụ hay không?
- Quy định của pháp luật về mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô vượt đèn vàng