Các trường hợp bị tịch thu phương tiện giao thông
Các trường hợp bị tịch thu phương tiện giao thông. Xin hỏi tổng đài, tôi có chiếc xe máy cũ bị CSGT bắt giữ. Họ bảo là sẽ tịch thu xe của tôi. Cho tôi hỏi là vi phạm những lỗi gì thì CSGT có quyền tịch thu xe máy?
- Công an có quyền tịch thu xe khi tham gia đua xe trái phép?
- Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?
- Không ký vào biên bản xử phạt bị CSGT tịch thu phương tiện?
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn về Các trường hợp bị tịch thu phương tiện giao thông; Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Điều 6, Điều 17 và Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp bị tịch thu phương tiện như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện”.
Theo đó, các trường hợp chính mà xe máy vi phạm luật giao thông bị tịch thu phương tiện bao gồm:
– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
– Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
– Đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trong trường hợp của bạn, bạn chỉ trình bày bạn đi xe cũ thì bị tịch thu xe nhưng không nói cụ thể lỗi của bạn là gì. Vì vậy, bạn có thể căn cứ các quy định nêu trên để xác định vi phạm của bạn có thuộc trường hợp bị tịch thu xe hay không.
Trên đây là bài viết về vấn đề Các trường hợp bị tịch thu phương tiện giao thông. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Các lỗi vi phạm bị tạm giữ phương tiện giao thông theo luật mới
Có bị tạm giữ xe khi đang tham gia giao thông ở tỉnh khác
Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Mức xử phạt khi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
- Chở thêm bao nhiêu người trong buồng lái xe tải thì bị phạt?
- Độ tuổi thi Giấy phép lái xe hạng A1 theo quy định hiện hành
- Mức xử phạt đối với lỗi chở quá từ 2 người trở lên trên xe 8 chỗ
- Có phải nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính không?