Tước bằng lái xe mà vẫn điều khiển xe thì chủ xe bị phạt như thế nào?
Tước bằng lái xe mà vẫn điều khiển xe thì chủ xe bị phạt như thế nào? Tài xế công ty tôi bị phạt lỗi vượt đèn đỏ và đang trong thời gian tước bằng lái xe. Do nhu cầu nên tôi vẫn để người tài xế này tiếp tục điều khiển xe. Vậy nếu CSGT phát hiện công ty tôi sẽ bị xử lý ra sao?
- Quy định về mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe vượt đèn đỏ
- Lái xe trong thời gian bị tước bằng lái xe thì xử lý như thế nào?
- Chủ xe ô tô giao xe cho người đang bị tước bằng lái có bị phạt không
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Về vấn đề tước bằng lái xe mà vẫn điều khiển xe thì chủ xe bị phạt như thế nào; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng);”
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.”
Mặt khác Khoản 1 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, theo pháp luật hiện hành thì người lái xe phải có đủ tuổi, sức khỏe theo luật định và có giấy phép lái xe phù hợp mới được phép lái xe tham gia giao thông. Đối chiếu với trường hợp của bạn, tài xế đang trong thời gian tước bằng lái tức là không đủ điều kiện để lái xe tham gia giao thông. Do đó, công ty bạn (chủ phương tiện) để cho tài xế này điều khiển xe thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.00 đồng.
Kết luận:
Tóm lại, công ty bạn (chủ phương tiện) để cho tài xế trong thời hạn bị tước bằng lái điều khiển xe thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.00 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề tước bằng lái xe mà vẫn điều khiển xe thì chủ xe bị phạt như thế nào? Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Thời điểm bị tước bằng lái xe được tính bắt đầu từ lúc nào?
Điều khiển xe khách trong thời gian bị tước bằng và trách nhiệm của chủ xe
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Xử phạt lỗi điều khiển xe tải vượt xe khác tại nơi đặt biển cấm vượt
- Có phù hiệu xe nhưng không gắn thì bị phạt như thế nào?
- Điều khiển ô tô lấn sang làn của xe máy bị xử phạt thế nào?
- Các tuyến đường lưu thông không giới hạn đối với xe tải nặng ở TP. Hồ Chí Minh
- Có phải gắn phù hiệu cho xe 7 chỗ dùng để chở ban giám đốc của công ty không?