Doanh nghiệp giữ bản chính bằng cấp 3 của người lao động có bị xử phạt?
Công ty mình có gửi người lao động sang công ty mẹ ở Hàn để tiếp nhận công nghệ. Vì muốn gia tăng trách nhiệm của người lao động, sếp tổng của mình dự định yêu cầu họ nộp lại bản chính bằng cấp 3 hoặc đặt cho công ty một khoản tiền cho công ty. Sau khi họ hoàn thành công ty sẽ hoàn lại đầy đủ. Nhưng mình lại nghe nói như vậy là không đúng luật thậm chí còn bị phạt nặng. Các bạn cho mình biết thực hư thế nào để mình tham mưu lại cho sếp với! Mong sớm được giải đáp! Xin cảm ơn các bạn!
- Có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản?
- Có được giữ bản chính văn bằng của người lao động khi giao kết hợp đồng?
- Lập thang lương, bảng lương khi công ty giao kết hợp đồng cộng tác viên
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
Căn cứ Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.
Như vậy, việc giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; hoặc yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động đều là những hành vi người lao động không được phép làm.
Bên cạnh đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 4756/VBHN-BLĐTBXH có quy định:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Đối chiếu quy định nêu trên với trường hợp của bạn:
Bạn cho biết công ty bạn có gửi người lao động sang công ty mẹ ở Hàn để tiếp nhận công nghệ. Vì muốn gia tăng trách nhiệm của người lao động, sếp tổng của bạn dự định yêu cầu người lao động nộp lại bản chính bằng cấp 3 hoặc đặt cho công ty một khoản tiền cho công ty. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định nêu trên thì đây là hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động; hoặc bị buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Trên đây là tư vấn cho câu hỏi doanh nghiệp giữ bản chính bằng cấp 3 của người lao động có bị xử phạt. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Đã ký thông qua Nghị quyết gói hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid
- Năm 2023 hợp đồng đào tạo nghề cần có những nội dung cơ bản nào?
- Những ngày nghỉ làm mà người lao động được vẫn hưởng nguyên lương
- Nghỉ việc luôn vì bận trông con có phải bồi thường hợp đồng
- Trách nhiệm của công ty khi cho người lao động ngừng việc vì dịch Covid