Công ty có xe chở người lao động phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Công ty tôi có xe chở người lao động của công ty thì phải đáp ứng yêu cầu gì không? Tôi xin cảm ơn! Mong sớm được giải đáp!
- Thủ tục cấp phù hiệu cho xe nội bộ đưa đón cán bộ công nhân viên xí nghiệp
- Quy định về người điều hành kinh doanh vận tải
- Xe có kinh doanh vận tải có cần giấy phép kinh doanh
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với vấn đề công ty có xe chở người lao động; Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, việc công ty dùng xe chở người lao động có được coi là vận tải người nội bộ không?
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
6. Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại”.
Như vậy, nếu công ty bạn dùng xe chở người lao động của công ty đến chỗ làm và ngược lại thì đây được coi là hoạt động vận tải người nội bộ.
Thứ hai, các yêu cầu đối với xe vận tải người nội bộ và đơn vị có xe vận tải người nội bộ
– Yêu cầu đối với xe chở người lao động của công ty:
Căn cứ theo Điều 48 Thông tư 63/2014/TT/-BGTVT quy định như sau:
“Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ
Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.
2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe”.
– Yêu cầu đối với đơn vị có xe vận tải người nội bộ:
Căn cứ theo Điều 49 Thông tư 63/2014/TT/-BGTVT quy định như sau:
“Điều 49. Quy định đối với đơn vị có xe ô tô vận tải người nội bộ
1. Chỉ được sử dụng xe để vận chuyển cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của đơn vị mình.
2. Không được sử dụng xe có phù hiệu “XE NỘI BỘ” để kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận chuyển hành khách.
3. Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng phương tiện đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng theo quy định.
4. Lập Hồ sơ lý lịch phương tiện để ghi chép, theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này.
5. Tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, để vận tải người lao động của công ty mình từ nhà đến chỗ làm và ngược lại:
– Yêu cầu đối với phương tiện chuyên chở:
- Nếu từ 16 chỗ ngồi chở lên phải thì phải gắn phù hiệu “XE NỘI BỘ”;
- Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy,
- Ghế ngồi phải đảm bảo theo đúng thiết kế của xe.
– Yêu cầu đối với đơn vị vận tải người lao động:
- Chỉ được dùng xe để vận chuyển người lao động, không được dùng xe có phù hiệu “XE NỘI BỘ” để kinh doanh vận tải hành khách hoặc cho thuê để vận tải hành khách;
- Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng phương tiện và lập Hồ sơ lý lịch phương tiện để ghi chép, theo dõi quá trình hoạt động và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.
- Đảm bảo các điều kiện về thăm khám sức khỏe đối với lái xe.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Quy định mới về gắn phù hiệu của ô tô kinh doanh vận tải
Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
- Làm thế nào để vợ chồng cùng đứng tên trên đăng ký xe?
- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu và không chấp hành hiệu lệnh của CSGT
- Lái xe trên xe chở khách du lịch có cần được tập huấn nghiệp vụ du lịch không?
- Quy định về mức lệ phí trước bạ và phí đăng ký kèm biển số khi sang tên xe
- Quy định về điều kiện cải tạo xe cơ giới