Tôi muốn đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng không biết tôi cần phải đáp ứng những điều kiện gì. Mong luật sư cho tôi biết điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được không? Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải? Thời hạn của giấy phép kinh doanh vận tải?
Về vấn đề: Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về điều kiện chung kinh doanh vận tải
Pháp luật hiện hành quy định về điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ô tô tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 13. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Đơn vị kinh doanh vận tải phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:
a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quảnlý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:
a) Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thờilà chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh);
c) Nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch còn phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định của pháp luật liên quan về du lịch.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
5. Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
6. Về tổ chức, quản lý:
a) Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;
b) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục vụ);
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông;
d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách”.
Như vậy, theo quy định trên, điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng ô tô được quy định như sau:
+) Đơn vị phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
+) Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều Luật trên;
+) Đơn vị phải có lái xe và nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng điều kiện tại khoản 3 Điều luật trên;
+) Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.
+) Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
+) Về tổ chức, quản lý: Phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại khoản 6 Điều Luật trên
Theo đó, khi bạn muốn kinh doanh vận tải trước hết cần đáp ứng được các điều kiện chung nêu trên. Đồng thời, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh vận tải mà bạn còn phải đáp ứng các yêu cầu tương ứng theo luật định.
-->Các yêu cầu đối với hình thức kinh doanh vận tải bằng ô tô
Thứ hai, hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);
e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi)”.
Theo đó, để đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bạn cần chuẩn bị:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;
– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
– Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
-->Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, quy định về thời hạn của Giấy phép kinh doanh vận tải
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 20 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó”.
Theo đó, giấy phép kinh doanh có giá trị trong vòng 07 năm, sau 07 năm thì giấy phép kinh doanh vận tải sẽ bị coi là hết hạn theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
-->Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
- Gây tai nạn làm chết người đã bồi thường có bị phạt tù không?
- Mức phạt ô tô quay đầu xe ở đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất
- Xử phạt khi đi ô tô không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Có phải xe quá tải 20% mới bị xử phạt hành chính?
- Đảm bảo điều kiện về tuổi và trách nhiệm của lái xe theo tuyến cố định