Sử dụng xe chạy tuyến cố định để trung chuyển hành khách
Sử dụng xe chạy tuyến cố định để trung chuyển hành khách? Có được dùng xe tuyến cố định để trung chuyển khách hay không? Nếu vi phạm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy định xe trung chuyển khách phải có phù hiệu
- Giảm tần suất chạy xe trên tuyến của xe khách chạy tuyến cố định như thế nào?
- Xử phạt xe khách không chạy đúng tuyến đường, lịch trình như thế nào?
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Sử dụng xe chạy tuyến cố định để trung chuyển hành khách; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất xe chạy theo tuyến cố định có được sử dụng để trung chuyển hành khách?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Khoản 9 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Tuyến cố định là tuyến vận tải hành khách được cơ quan có thẩm quyền công bố, được xác định bởi hành trình, lịch trình, bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến (điểm đầu, điểm cuối đối với tuyến xe buýt).
9. Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.”
Căn cứ quy định nêu trên thì xe chạy tuyến cố định chỉ được di chuyển theo đúng hành trình đã được phê duyệt; còn xe trung chuyển sẽ thực hiện hoạt động đón trả khách đến bến xe hoặc các điểm đón trả khách trên tuyến và ngược lại.
Do đó xe chạy tuyến cố định sẽ không được thực hiện hoạt động trung chuyển hành khách.
Thứ hai mức xử phạt trong trường hợp này:
Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 3 và Khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy trong trường hợp này người điều khiển xe chạy tuyến cố định sẽ bị xử phạt hành chính từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Tóm lại trong trường hợp này:
Xe chạy tuyến cố định sẽ không được sử dụng để thực hiện việc trung chuyển hành khách. Nếu như vi phạm lỗi này người lái xe sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Sử dụng xe chạy tuyến cố định để trung chuyển hành khách. Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Xe khách có được chở thêm người vượt quá số lượng ghế được thiết kế không?
Xe khách chở quá số người quy định bị xử phạt như thế nào?
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề: Sử dụng xe chạy tuyến cố định để trung chuyển hành khách; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Bằng lái xe hạng B1 được phép điều khiển những dòng xe nào?
- Cải tạo xe rác thành xe chở hàng có được miễn lệ phí trước bạ không?
- Lỗi không giữ khoảng cách an toàn gây tai nạn giao thông năm 2023
- Quy định pháp luật về người điều khiển xe máy đi mượn
- Xe chở hàng quá trọng tải thiết kế thì mức phạt bao nhiêu?