Cấp bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Tổng đài cho tôi hỏi đối tượng được cấp bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam như thế nào? Người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam có thể được cấp bằng lái xe quốc tế luôn ở Việt Nam không? Nếu được thì thủ tục thế nào?
- Người nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam được không?
- Thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất
- Có phải đổi Giấy phép lái xe từ bìa giấy sang thẻ nhựa?
Tư vấn luật giao thông:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về cấp bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam ; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, cấp giấy phép lái xe quốc tế cho người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT như sau:
“Điều 6. Đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế
Người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng.”
Như vậy, dựa vào quy định của điều luật được dẫn chiếu trên, đối tượng được cấp giấy phép lái xe quốc tế bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET, còn giá trị sử dụng.
Bên cạnh đó, người nước ngoài làm việc và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nếu có thẻ thường trú tại Việt Nam và có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET sẽ được cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam.
Thứ hai, về thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế
Khi bạn thuộc đối tượng nêu trên, bạn có thể làm thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:
“Điều 8. Thủ tục cấp giấy phép lái xe quốc tế
1. Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Khi nộp đơn phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu
2. Trình tự cấp IDP
a) Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để thực hiện kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của việc cấp IDP. Trường hợp đơn đề nghị không đúng theo quy định thì hướng dẫn thực hiện ngay khi tiếp nhận;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp IDP, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân; trường hợp không cấp IDP thì phải trả lời và nêu rõ lý do.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Như vậy, dựa vào quy định trên, thủ tục cấp giấy phép lái xe như sau:
– Cá nhân nộp đơn đề nghị cấp IDP theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT;
– Khi nộp đơn phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp, hộ chiếu, thẻ thường trú (đối với người nước ngoài) còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu.
Và khi cá nhân nộp các giấy tờ trên đến sở giao thông vận tải thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc thì Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp IDP cho cá nhân theo quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Điều kiện về độ tuổi thi bằng lái xe theo quy định pháp luật
Điều kiện về độ tuổi để được cấp giấy phép lái xe hạng B1
Mọi thắc mắc liên quan đến cấp bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Chở hàng quá trọng tải 32% thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Mức xử phạt lỗi đỗ xe trên đường cao tốc không đúng quy định năm 2023
- Xử phạt người có giấy phép lái xe B2 mà điều khiển máy kéo rơ mooc trên 3.500kg
- Tính thời gian tước GPLX khi vi phạm cùng lúc nhiều lỗi
- Quy định về cấp phù hiệu xe vận tải hàng hóa 3,5 tấn cho thuê