Tôi vừa sinh con nhưng chưa đăng ký kết hôn vì vẫn chưa đủ tuổi theo quy định. Nay tôi muốn làm khai sinh cho cháu có đầy đủ tên bố mẹ thì có được không? Hay bắt buộc phải đợi đến khi kết hôn.
- Liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
- Trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ bảo hiểm có được khám chữa bệnh miễn phí không?
- Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ em dưới 6 tuổi
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn hỏi về kết hợp đăng ký khai sinh; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định như sau:
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận con như sau:
Hồ sơ gồm:
1. Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận con theo mẫu quy định;
2. Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch 2014 như sau:
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
3. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 15/2015/TT-BTP:
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra, nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể làm thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu đồng thời người cha có thể làm thủ tục nhận con. Khi đó, trong giấy khai sinh có thể khai sinh theo họ bố và bao gồm cả cha và mẹ.
Mọi vấn đề, thủ tục còn vướng mắc về kết hợp đăng ký khai sinh và nhận cha con; xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.