Xe 29 chỗ không gắn phù hiệu nội bộ bị phạt như thế nào
Xin chào tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về vấn đề xe ô tô của công ty tôi là xe 29 chỗ dùng để chở nhân viên đi làm thì có phải gắn phù hiệu xe nội bộ không? Trong trường hợp mà công ty tôi không gắn phù hiệu xe nội bộ thì có bị xử phạt không? Bị phạt bao nhiêu tiền và có bị tước bằng lái của người điều khiển không vậy? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều.
- Gắn phù hiệu xe nội bộ cho doanh nghiệp mới thành lập như thế nào?
- Thành phần và địa điểm nộp hồ sơ cấp phù hiệu xe nội bộ cho xe của công ty
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, xe 29 chỗ chở nhân viên có phải gắn phù hiệu xe nội bộ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, theo đó:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
6. Vận tải người nội bộ là hoạt động vận tải do các đơn vị sử dụng loại xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở lên để định kỳ vận chuyển cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc học sinh, sinh viên của mình từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc học tập và ngược lại…”
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT như sau:
“Điều 48. Quy định về xe ô tô vận tải người nội bộ
Xe ô tô vận tải người nội bộ có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở lên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, xe ô tô vận tải người nội bộ phải có phù hiệu “XE NỘI BỘ” theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư này.
2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.”
Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, xe dùng để chuyên chở nhân viên trong công ty đi làm được xác định là hoạt động vận tải người nội bộ. Xe của công ty bạn là xe 29 chỗ nên sẽ cần phải gắn phù hiệu xe nội bộ theo quy định.
Thứ hai, về mức phạt người điều khiển xe không gắn phù hiệu xe nội bộ
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 7 và Điểm a Khoản 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:;
b) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Theo quy định trên thì trong trường hợp lái xe của công ty bạn điều khiển phương tiện mà không gắn phù hiệu xe nội bộ thì sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Thứ ba, mức phạt chủ phương tiện khi xe không gắn phù hiệu nội bộ
Căn cứ theo Điểm h Khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
9. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều 23; điểm d khoản 6 Điều 24 Nghị định này”.
Theo đó, trường hợp công ty bạn đứng tên trên đăng ký xe thì công ty bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Trên đây là bài viết về vấn đề Xe 29 chỗ không gắn phù hiệu nội bộ bị phạt như thế nào?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc; bạn liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
->Thời hạn có giá trị của phù hiệu xe nội bộ
- Ôtô xe máy xin vượt xe khác khi nào thì được xem là không vi phạm pháp luật?
- Không học qua hạng C mà học lên hạng D được không?
- Lỗi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm?
- Phân biệt lỗi điều khiển xe máy ngược chiều và lỗi không đi bên phải chiều mình đi
- Lái xe taxi chạy quá tốc độ thì bị xử phạt thế nào?