Thế nào là hàng nguy hiểm và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm?
Cho em hỏi theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ thì thế nào được gọi là hàng nguy hiểm và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm? Việc kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải đáp ứng những yêu cầu gì và người điều khiển xe bị phạt như thế nào nếu có vi phạm? Xin cảm ơn.
- Giấy phép kinh doanh vận tải của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
- Mức phạt người điều khiển xe chở hàng nguy hiểm đỗ xe ở khu dân cư
Hỗ trợ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thế nào là hàng nguy hiểm và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm?
Căn cứ theo quy định tại Điểm 29 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
29. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 9. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
3. Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật giao thông hiện hành thì hàng nguy hiểm được hiểu là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Còn kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Thứ hai, điều kiện kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Luật giao thông đường bộ năm 2008 thì:
“Điều 78. Vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
3. Chính phủ quy định Danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.”
Theo đó, trường hợp khi kinh doanh vận chuyển hàng nguy hiểm bạn phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.
Thứ ba, mức phạt người điều khiển vi phạm khi vận chuyển hàng nguy hiểm
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“Điều 26. Xử phạt người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm mà dừng xe, đỗ xe ở nơi đông người, khu dân cư, công trình quan trọng; không có báo hiệu hàng nguy hiểm theo quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép hoặc có nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều 23 Nghị định này.
3. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nếu gây ô nhiễm môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.”
Theo đó, trường hợp bạn là người điều khển nếu có các vi phạm liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ có mức phạt cụ thể như trên.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Xử phạt lỗi vận chuyển hàng nguy hiểm trên xe khách năm 2020
Mức phạt xe ô tô vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép
- Thời gian làm việc tối đa trong ngày của người lái xe ô tô
- Điều khiển xe máy có nồng độ cồn 0,44mg/l xử phạt thế nào?
- Xử phạt xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông
- Có bị phạt lỗi không chính chủ khi đã di chuyển xe đi tỉnh khác?
- Áp dụng thời hạn bị tước giấy phép lái xe như thế nào?