Nội dung câu hỏi:
Anh chị cho em hỏi, em đi làm về do trời nắng quá nên mấy anh em rủ nhau vào làm mấy cốc bia hơi, ngồi chời trời mát thì về nhà. Lúc về thì thấy cơ động chạy và bắt dừng xe để đo nồng độ cồn. Em thì không có người đèo nên tự đi xe về do đó nên thổi nồng độ cồn tận 0,4mg/lít khí thở lận. Vậy với lỗi này thì có bị tước giấy phép lái xe không ạ? Em cảm ơn ạ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề: Nồng độ cồn 0,4 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Các mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy;
Mức phạt vi phạm về nồng độ cồn đối với lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Với xe gắn máy (Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+) Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
+) Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
+) Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng;
– Với máy kéo, xe máy chuyên dùng (Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
+) Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
+) Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 6.000.000 đồng – 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
+) Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, phạt tiền từ 16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng;
Mức phạt đối với xe máy khi có nồng độ cồn 0.4mg/lít khí thở;
Căn cứ tại điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt liên quan đến nồng độ cồn như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”
Theo quy định trên, nếu điều khiển xe mô tô trên đường mà trong máu hoặc trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml đến 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn điều khiển xe máy có sử dụng rượu bia và khi thổi nồng độ cồn có kết quả là: 0,4 mg/lít khí thở nên bạn sẽ bị xử phạt là 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.
Điều khiển xe máy có nồng độ cồn 0.4mg/lít khí thở có bị tước bằng không?
Ngoài ra, căn cứ tại điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
Theo quy đinh này, ngoài hình thức xử phạt tiền, bạn có bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng – 18 tháng khi có hành vi vi phạm về nồng độ cồn theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Kết luận: bạn điều khiển xe máy có nồng độ cồn là 0,4mg/lít khí thở sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng và giữ giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
Tạm giữ phương tiện khi điều khiển xe máy có nồng độ cồn;
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;”
Hướng dẫn thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông?
Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
2. Thủ tục nộp tiền phạt:
a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;
b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;
d) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.”
Theo quy định trên, thủ tục thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn cần đến Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã lập biên bản vi phạm theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đi, bạn mang theo:
+) Chứng minh thư nhân dân (bản chính);
+) Biên bản vi phạm hành chính.
Bước 2: Bạn đem theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng được Kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt;
Bước 3: Bạn đem theo biên lai thu tiền được Kho bạc nhà nước hoặc Ngân hàng cấp quay lại Đội/Phòng cảnh sát giao thông đã ra quyết định xử phạt để nhận lại giấy tờ hoặc phương tiện bị tạm giữ.
Bạn có thể lựa chọn các hình thức nộp phạt như sau:
Hình thức 01: Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
Hình thức 02: Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Hình thức 03: Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Hình thức 04: Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các hình thức 1, hình thức 2, hình thức 3 nêu trên hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Xử phạt khi điều khiển xe máy chuyên dùng có nồng độ cồn trên 0,4mg/lít khí thở
- Xử phạt lỗi điều khiển xe máy khi vượt quá nồng độ cồn cho phép
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề: Nồng độ cồn 0,4 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.
- Đi tổng kết công ty về không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn
- Tốc độ tối đa xe máy được phép chạy là bao nhiêu?
- Cấp lại giấy phép lái xe hạng D bị mất theo quy định
- Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Tốc độ tối đa cho phép khi điều khiển ô tô chạy trong khu vực đông dân cư