Vợ chồng tôi làm thủ tục đăng ký kết hôn tại nhà gái (Hà Nam) nhưng muốn tách/nhập khẩu cho vợ về Hà Nội theo chồng (vì chồng có khẩu ở Hà Nội). Cho hỏi thủ tục cần có những gì?
- Thủ tục cấp sổ hộ khẩu sau khi tách khẩu
- Làm thế nào để đăng ký sổ tạm trú KT3
- Lấy vợ/chồng có bắt buộc phải chuyển khẩu không?
- Điều kiện đăng ký thường trú
Tư vấn Hôn nhân và Gia đình:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp tách khẩu và nhập khẩu; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về thủ tục tách khẩu.
Căn cứ Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về tách sổ hộ khẩu như sau:
“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu thì được tách khẩu. Hồ sơ để tách khẩu bao gồm: sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Việc cấp giấy chuyển hộ khẩu và thẩm quyền cấp được quy định cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA:
– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu:
- Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
- Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Như vậy, để thực hiện việc tách khẩu, bạn phải làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu và nộp cho Trưởng Công an xã nơi bạn đang có hộ khẩu ở Hà Nam. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc thì cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu và sau 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì bạn sẽ nhận được kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu.
Thứ hai, thủ tục nhập khẩu về nhà chồng.
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm những giấy tờ tại Khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2006:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
– Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
– Trường hợp của bạn là chuyển hộ khẩu thường trú theo chồng thì phải có thêm giấy kết hôn hoặc giấy tờ khác chứng minh cho mối quan hệ vợ chồng;
– Sổ hộ khẩu gia đình chồng.
Tư vấn pháp luật Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ nêu trên, bạn vui lòng mang đến Công an xã/phường nơi chồng bạn thường trú tại Hà Nội để làm thủ tục nhập khẩu về nhà chồng theo Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải hoàn thành việc nhập khẩu cho vợ bạn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Thủ tục cấp sổ hộ khẩu đối với trường hợp có chỗ ở hợp pháp
Điều kiện đăng ký thường trú ở tỉnh
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc tách khẩu và nhập khẩu; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Giấy phép lái xe quá hạn 5 tháng có được cấp lại?
- Quy định về thủ tục đăng ký sang tên xe máy trong cùng tỉnh
- Cách tính lệ phí trước bạ xe máy đã qua sử dụng được 5 năm
- Chiều cao xếp hàng hoá theo quy định của ô tô tải với mức đăng kiểm là 5 tấn?
- Mức phạt đối với lỗi điều khiển xe ô tô không thắt dây an toàn